Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Anh không lo liệu còn ngồi mãi chăng?
Tìm kiếm "Anh hỏi em"
-
-
Cá lóc mà ngóc đầu lên
-
Chùa hư tốn ngói của làng
Chùa hư tốn ngói của làng
Anh hư cơ nghiệp tại nàng lang dâm -
Nàng thời tơ lụa vải bông
-
Nhà rường mà lợp tranh mây
-
Ai làm cho chuối không cành
-
Người ta đi đôi về đôi
Người ta đi đôi về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình. -
Ba năm ăn ở trên thuyền
Ba năm ăn ở trên thuyền
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà
Xuống thuyền dịp bảy dịp ba
Trách anh hàng trứng cho ra hai lòng -
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Anh đi đâu ngồi đó, trời trưa chưa về -
Áo trắng không vắn không dài
-
Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng
-
Ngó lên đám mạ ba rò
-
Ngó lên tấm chấn lăn quằn
-
Đồng nào đồng chẳng có chim
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Chơi trăng không biết trăng tròn
-
Buồn từ trong dạ buồn ra
Buồn từ trong dạ buồn ra
Buồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo -
Con cá nọ nó đà có cặp
-
Cá giếc nấu với rau câu
Dị bản
Cá giếc nấu với rau câu
Anh ăn một bát kẻo mấy lâu anh thèm
-
Trời mưa dưới biển mưa lên
Trời mưa dưới biển mưa lên
Số anh hai vợ mới nên cửa nhà
Chú thích
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Nhà rường
- Một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại phong kiến. Gọi là nhà rường bởi vì nhà có nhiều rường cột, rường kèo, rui mè. Cũng có tên là nhà xuyên (xiên) trính hoặc nhà đâm trính (trính là những thanh gỗ trong kết cấu mái nhà).
-
- Tranh mây
- Tấm lợp nhà làm bằng dây mây. Dây mây là một loại cây giống tre, thân nhỏ, đặc ruột, rất dẻo, nhân dân ta thường dùng để đan lát hoặc làm đồ mĩ nghệ.
-
- Cơ cầu
- Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Đám
- Đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng nói chung (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Luôn tuồng
- Không phân biệt phải quấy, đầu đuôi. Cũng nói là luông tuồng hoặc buông tuồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Rò
- Phần đất nhô cao để vãi hạt lúa trong đám mạ. Mỗi đám mạ được chia làm nhiều rò mạ, mỗi rò cách nhau bởi một đường nước nhỏ. Khi gieo, người ta lội dưới đường nước này để vãi giống lên các rò mạ.
-
- Tấm chấn
- Bức thêu Tứ linh trong phong tục thờ cúng Nam Bộ. Theo truyền thống Nam Bộ, trong việc thờ cúng, nhà có ba gian, mỗi gian đặt một bàn thờ. Trước mỗi bàn thờ có tấm vi môn (hai lá màn buông gần tới đất). Khi làm lễ, màn này được vén ra, buộc vào hai cột hai bên. Trên đầu mỗi tấm vi môn là một tấm chấn.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Điếu
- Câu cá (từ Hán Việt).
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.