Dương Đông gió lạnh trong dang dở
Rượu đã say mèm vẫn nhớ thương
Tìm kiếm "đàng hoàng"
-
-
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Ở gần thợ nhuộm vẻ vang mọi màu -
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp gần chàng ăn hạt muối trắng cũng ngon
Mấy lâu ni ruột thắt gan mòn
Trông cho gặp mặt khỏi còn nhớ thươngDị bản
Vắng mặt em ăn đường cũng thấy đắng
Gặp mặt em rồi ăn muối trắng cũng ngon
-
Đường Hòa An đi thẳng một đàng
-
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá
Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua
Biểu anh về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Dị bản
Ngó lên rừng thấy cặp cua đang đá
Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua
Biểu anh về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Ngó lên rừng thấy cặp cu đương đá,
Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương đua.
Anh về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.Ngó lên trời thấy mây giăng tứ diện,
Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua.
Anh về lập miễu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
-
Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
-
Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa
Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa
-
Gặp nhau, con bóng đang trưa
-
Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép
Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép
Cô thấy anh đẹp cô đổ tép đi -
Nghĩ buồn cho ai, nhành mai đang thắm
-
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng
-
Khen ai khéo đúc chuông chì
Khen ai khéo đúc chuông chì
Dáng thì có dáng, đánh thì không kêu -
Em như quả bí trên cây
Em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non -
Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìuDị bản
-
Chẳng ai bội bạc như chàng
Chẳng ai bội bạc như chàng
Đang cơn cả gió chia vàng giữa sôngDị bản
-
Đã toan nói chuyện cùng nhau
-
Đưa chân sa xuống ruộng đầm
-
Ngồi buồn kể chuyện Lưu Hầu
-
Có chồng như ngựa có cương
Có chồng như ngựa có cương
Đắng cay cũng chịu, vui thương cũng nhờ -
Hai ông dẹp đám
Chú thích
-
- Dương Đông
- Tên thị trấn huyện lị của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Hòa An
- Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thiệt
- Thật (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ này được đọc trại ra như vậy do kị húy bà vương phi Lê Thị Hoa (được vua Gia Long đặt tên là Thật).
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Chợ Bỏi
- Một trong những chợ xưa của Hà Nội, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Mỹ Thọ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Từ
- Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
-
- Trương Lương
- (262 TCN-188 TCN) Tự là Tử Phòng, một trong những khai quốc công thần của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được người đời xưng tụng là "Hán triều Tam kiệt." Sau này ông được Hán Cao Tổ phong là Lưu Hầu, nên đời sau cũng gọi ông với tên ấy.