Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Dị bản
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
Anh em xem mặt cho vay
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng ơi trở lại cùng con
Để anh đi trẩy nước non kịp người
Cho kịp chân ngựa chân voi
Cho kịp chân người kẻo thiếu việc quan
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Bổn phận tôi là gái, mấy em còn khờ
Chàng lên non thiếp cũng lên non
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng
Bạn quen ăn miếng trầu tay
Cũng bằng khách lạ trầu khay xà cừ
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ chàng và bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị tiễn chồng ra đi
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính bà già
Để em đi đỡ anh vài bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Những thương cùng nhớ bao giờ cho nguôi
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.