Chim sẩy lồng còn trông trở lại
Cảm ơn cái lồng, trả ngãi người nuôi
Em có chồng rồi không lẽ đi xuôi
Ghé vô thăm bạn cho nguôi tấm lòng
Tìm kiếm "long vân"
-
-
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Nào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng -
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
-
Đầu trọc lông lốc
Đầu trọc lông lốc
Là cái bình vôi
Cái miệng loe môi
Là cái thìa ốc
Đôi chân xám mốc
Là con diệc trời
Ngủ đứng ngủ ngồi
Là con cò trắng
Hay bay hay tắm
Là con le le … -
Chuối khoe lòng chuối còn trinh
Chuối khoe lòng chuối còn trinh,
Chuối ở một mình, sao chuối có con?Dị bản
-
Quạ đen lông kêu bằng con ô thước
-
E sau lòng lại đổi lòng
-
Ví dầu lòng thầy, dạ mẹ không thương
-
Quạ đen lông xuống sông mà tắm
-
Bắc Nam lòng chẳng thương tình
-
Áo đơn lồng áo kép
-
Trời cao lồng lộng
Trời cao lồng lộng
Đất rộng thinh thinh
Ra đi bỏ mẹ sao đành
Công ơn cha mẹ sinh thành ra em -
Chân cao lỏng ngỏng
-
Con ho lòng mẹ tan tành
Con ho lòng mẹ tan tành
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi -
Không bằng lòng thì cứ nói ra
Không bằng lòng thì cứ nói ra
Đừng háy, đừng nguýt mà nhà nó bay -
Nước Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn
-
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
-
Dốc một lòng lấy chồng dốt nát
Dốc một lòng lấy chồng dốt nát,
Để ra vào rửa bát nấu cơm -
Mình tròn lông mọc rậm rì
-
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Ngồi đâu cũng nói những câu ân tình
Chú thích
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Thìa ốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thìa ốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Đồng trinh
- Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
-
- Ô thước
- Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bắc nam
- Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Hàm Luông
- Một trong các nhánh của sông Tiền, là ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km, chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi... Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)