Tìm kiếm "già"

Chú thích

  1. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  2. Thiên kim
    Ngàn vàng (từ Hán Việt).
  3. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  4. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Những người da dẻ đen hoặc đỏ hồng thường do chăm chỉ lao động nên tích lũy được của cải. Những người lười biếng, ăn hại thì da dẻ trắng trơn.
  6. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  7. Lương
    Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
  8. Gián nhện
    Lưới nhện (phương ngữ).
  9. Bắt bộ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bắt bộ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Tim la
    Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
  11. Giao đoan
    Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
  12. Giác
    Sừng.
  13. Giậu
    Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.

    Hàng giậu tre

    Hàng giậu tre

  14. Cấn
    Phần vụn dính nồi kho cá, nấu cá.
  15. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  16. Kén lừa
    Kén chọn.
  17. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  18. Cân già
    Trọng lượng thực tế nhiều hơn số đo trên cân một ít.
  19. Cân non
    Trọng lượng thực tế ít hơn số đo trên cân một ít.
  20. Cầu Đông
    Một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông còn cầu Dền nằm gần cửa bắc, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500m.

    Chợ Cầu Đông ngày nay

    Chợ Cầu Đông ngày nay

  21. Có bản chép: phán.
  22. Có bản chép: múc.
  23. Có bản chép: người.
  24. Ông gia
    Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
  25. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Cố
    Gắng, gắng gượng (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Cội
    Gốc cây.