Ăn quận Năm, nằm quận Ba
Dị bản
Ăn quận Năm
Nằm quận Ba
La cà quận Nhứt
Cướp giựt quận Tư
Ăn quận Năm
Nằm quận Ba
La cà quận Nhứt
Cướp giựt quận Tư
Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức trời dành phúc cho
Ở hiền thì lại gặp lành
Hễ ai ở ác tội dành vào thân
Ở hiền thì lại gặp lành
Ở ác gặp dữ tan tành ra tro
Ở hiền rồi lại gặp lành
Áo rách tan tành, trời vá lại cho
Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh cù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng?
Mười một em hãy còn son
Mười hai vú dậy đã tròn như vung
Mười ba em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ thai …
Ai làm quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trời
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
- Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
- Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
- Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
- Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.
Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).
Ta hô! Thời vận bất tề, mệnh đồ đa suyễn
(Than ôi! Thời vận chẳng bình thường, đường đời nhiều ngang trái)
(Đằng Vương các tự - Vương Bột).
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Cùng nhau trông mặt cả cười
Dan tay về chốn trướng mai tự tình
(Truyện Kiều)