Tìm kiếm "cơ cầu"
-
-
Đêm khuya vắng vẻ thỏ thẻ hỏi nàng
-
Chim khôn đừng nệ kiểng tàn
-
Lấy chồng về Bàu Gõ, nước mắt nhỏ hai hàng
-
Tháng giêng, tháng hai, anh đi cờ bạc
-
Bàu Gõ trên cỏ dưới bưng
-
Cơ hàn ngày nắng đêm mưa
Cơ hàn ngày nắng đêm mưa
Người thương thương trả, người đưa đưa người -
Vè cờ bạc
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè cờ bạc
Đầu hôm xao xác
Bạc tốt như tiên
Đêm khuya hết tiền
Bạc như chim cú.
Cái đầu sù sụ
Con mắt trõm lơ
Hình đi phất phơ
Như con chó đói
Chân đi cà khói
Dạo xóm dạo làng
Quần rách lang thang
Lấy tay mà túm… -
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Sao trời lại ghép vào nơi không tiền? -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chàng mà cờ bạc đêm ngày
-
Thằn lằn tặc lưỡi mái tranh
-
Ai về thăm huyện Đông Ngàn
-
Rủ nhau lên đất Bảy Ngàn
-
Con chuột rúc rích ao cần
Con chuột rúc rích ao cần
Chồng thức vợ ngủ, chồng lần ra đi
Chồng đánh bạc vợ khóc tỉ ti
Năm xung tháng hạn, của đi thay người
Nó đánh chuyến trước hết bảy quan hai
Cửa nhà cơ nghiệp, quần dài áo bông
Bán đi trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn bằng lòng chồng con
Đắng cay như ngậm bồ hòn
Đắng thì phải chịu, thở than người cười -
Trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã lắm kẻ cầm dao
Trâu lành không ai mặc cả
Trâu ngã lắm kẻ cầm dao -
Tới đây phân rẽ đôi đường
-
Chim trời cá nước, ai được thì ăn
Chim trời cá nước, ai được thì ăn
-
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Bước qua tháng chín tháng mười thì anh còn Mã, Tượng, Pháo, Xe
Em nói với anh, anh chẳng thèm nghe
Để chừ tay em ôm nón gạo, tay mót nạm củi nè, thảm chưa?Dị bản
-
Thua me gỡ bài cào
-
Ốm như con cò ma
Chú thích
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Bàu Gõ
- Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
- Lộng lạc
- Nguy nga, đồ sộ. Cũng có thể hiểu là rất đẹp, rất ngon.
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đông Ngàn
- Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
-
- Cổ Loa
- Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
-
- Giếng Ngọc
- Giếng nằm trong khu di tích Cổ Loa, giữa ao nước trước đền thờ An Dương Vương. Tương truyền đây là nơi nàng Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, thường tắm và trang điểm, và cũng là nơi Trọng Thủy nhảy xuống tự vẫn khi Mỵ Châu bị vua cha chém (nên cũng gọi là giếng Trọng Thủy). Theo chuyện cổ tích Việt Nam: Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.
-
- Bảy Ngàn
- Nay là tên một trong bốn thị trấn của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Địa danh Bảy Ngàn bắt nguồn từ công trình đào kênh xáng Xà No của người Pháp trước đây. Năm 1901, người Pháp khởi công đào kênh Xà No dài 34 cây số nối từ vàm xáng rạch Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu) đến ngọn rạch Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn). Để phát huy tác dụng của kênh xáng Xà No, người Pháp tiếp tục cho đào các con kênh ngang vào đồng ruộng, cứ 500 mét là một con kênh nhỏ, 1000 mét là con kênh lớn. Từ đó có các địa danh như: Một Ngàn, Bảy Ngàn, Bảy Ngàn Rưỡi, Mười Ngàn... thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
-
- Choại
- Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Năm xung tháng hạn
- Thời kì gặp nhiều rủi ro, tai họa, theo quan điểm về lí số. Ví dụ, những người sinh vào năm thân thì dễ gặp xui xẻo trong những "năm xung" là Dần, Thân, Tị, Hợi.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Hốt me
- Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Bài cào
- Một kiểu đánh bài bằng bài Tây (bài tú-lơ-khơ). Luật chơi rất đơn giản: mỗi người chơi được chia ba lá bài, cộng điểm lại rồi lấy chữ số cuối cùng, ai điểm cao nhất thì thắng.
-
- Cò ma
- Một loại cò có bộ lông trắng, mỏ vàng và chân màu vàng xám. Trong mùa sinh sản, chim trưởng thành chuyển sang màu cam trên lưng, ngực và đầu, còn mỏ, chân và mắt chuyển màu đỏ.