Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm
Tìm kiếm "cống trắng"
-
-
Gà đòi ấp vịt lấy công
-
Người ta đi ở lấy công
Người ta đi ở lấy công
Tôi nay đi ở lấy ông chủ nhà -
Người ta đi ở lấy công
Người ta đi ở lấy công,
Tôi nay đi ở tay không trở về. -
Mẹ già ham việc tiếc công
-
Anh đừng lên xuống uổng công
Dị bản
Anh đừng lên xuống uổng công
Em nghe ba má nói không rồi mà
-
Cố đè thì tre chỉ cong
Cố đè thì tre chỉ cong
Càng níu xuống thấp, càng vùng lên cao -
Ai kia sao khéo hoài công
Ai kia sao khéo hoài công
Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai -
Anh đừng lên xuống uổng công
-
Một Sĩ chòi góc cóc sợ Mã công
Một Sĩ chòi góc cóc sợ Mã công
-
Sáo kêu, công múa, nghé cười
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
-
Bánh giá Chợ Giồng, mắm còng Phú Thạnh
-
Đàn bà mặt mỏng, mồm cong
-
Thầy có của, sãi có công
-
Em ơi, thương làm chi cho uổng công trình
Em ơi, thương làm chi cho uổng công trình
Họ về xứ họ, bỏ mình bơ vơ -
Mắt phượng, mi mỏng, mày cong
-
Đường ngay thông thống
-
Làm trai quyết chí tu thân
-
Gánh cực mà đổ lên non
Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, cực còn chạy theo
Chú thích
-
- Ngan
- Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
-
- Chợ Giồng
- Một địa danh hiện thuộc thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh giá Chợ Giồng.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Phú Thạnh
- Tên một xã trước thuộc huyện Gò Công, nay thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Cùng với hai xã Phú Đông và Phú Tân, Phú Thạnh luôn phải đối mặt với tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn dẫn tới thiếu nước ngọt nghiêm trọng.
-
- Điêu ngoa
- Đặt điều nói sai sự thật. Còn nói điêu toa.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.