Muốn đi tu công phu chưa có
Muốn lên chùa chuông mõ cũng không
Tìm kiếm "cống trắng"
-
-
Đất có thổ công, sông có hà bá
-
Ngồi buồn ngắt cọng rau mơ
-
Anh nghĩ cái công anh, anh đi lên rừng xanh lựa trúc
Anh nghĩ cái công anh, anh đi lên rừng xanh lựa trúc
Đem về đoạn khúc, chuốt cái cần dài
Lấy thép ra mài, uốn câu nồi gọ
Đêm hôm lọ mọ
Xe sợi nhợ săn
Buộc chặt vào cần
Móc mồi thơm phức
Vội ra ngoài bực
Lựa chỗ anh ngồi
Thả câu xuống rồi
Miệng anh thầm vái
Cần câu nhơn
Cần câu ngãi
Cần câu phải
Cần câu khôn
Ân oai các đấng cô hồn
Đuổi con cá nọ chạy dồn ăn câu! -
Em thương anh công khai, không còn sợ lộ
-
Ðồi cao hai cống hai bên
-
Thò tay mà ngắt cọng ngò
-
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Nắng một ngày héo cọng dây dưa
Anh đi đâu ngồi đó, trời trưa chưa về -
Đêm nằm võng rách còng queo
Dị bản
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
-
Tay tôi cắt mấy cọng bàng
-
Rạch Nhà Ngang khúc cong khúc lượn
-
Cái vòng danh lợi cong cong
Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào -
Đường về Ninh Diêm cong cong quẹo quẹo
-
Chết đuối vớ cả cọng rơm
Chết đuối vớ cả cọng rơm
-
Ra về vừa đến cổng ngăn
-
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
-
Vì chồng nên phải gắng công
Vì chồng nên phải gắng công
Nào ai xương sắt da đồng chi đây. -
Bảo đừng thương trước uổng công
Bảo đừng thương trước uổng công
Để cho thật vợ thật chồng sẽ thương
Nào khi chung chạ chiếu giường
Bây giờ đành đoạn hai đường rẽ phân -
Em lùn em cấy lưng cong
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nồi gọ
- Chỗ phình rộng ra trong hang rắn hay hang cá trê.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Bực
- Bậc, chỗ đất cao bên bờ sông (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ân oai
- Nói về người có quyền, có ân mà lại có oai nghi, người ta cảm mà lại sợ (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Cô hồn
- Linh hồn chưa được đầu thai kiếp khác, phải đi lang thang, chịu khổ sở đói rét, theo tín ngưỡng tâm linh. Vào tháng Bảy âm lịch, ở nước ta có tục cúng cô hồn.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
-
- Bá hộ
- Gọi tắt là bá, một phẩm hàm thời phong kiến cấp cho những nhà giàu có.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Nhà Ngang
- Tên một con rạch thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Ninh Diêm
- Một làng muối thuộc khu vực bán đảo Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).