Công sinh dục bằng công tạo hóa
Có mẹ cha, sau mới có chồng
Em nhớ khi dìu dắt ẵm bồng
Nay em lao khổ não nùng, không than
Tìm kiếm "cá chép hoá rồng"
-
-
Gió trăng là bạn, bướm hoa là tình
-
Nước ròng bỏ bãi xa cừ
-
Thế gian được vợ hỏng chồng
-
Phấn giồi mặt nọ tốt tươi
Dị bản
-
Đố ai nằm võng không đưa
-
Hoa thơm ong bướm đang mê
-
Màn hoa lại trải chiếu hoa
-
Đưa nhau giọt lệ không ngừng
-
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Gió nam thổi xuống hướng nào cũng thơm -
Nước lớn rồi lại nước ròng
-
Rủ nhau đi bẻ dành dành
-
Yêu nhau cho mặn cho mà
Yêu nhau cho mặn cho mà
Chồng thuận vợ hòa trong ấm ngoài êm -
Yêu cây về nỗi lắm hoa
Yêu cây về nỗi lắm hoa
Yêu chàng về nỗi nết na trăm chiều
Xin chàng tưởng ít nhớ nhiều
Một ngày hai buổi sớm chiều gặp nhau
Gặp nhau than thở cùng nhau
Cơn vui một lúc cơn sầu lại qua
Yêu nhau chẳng dám nói ra
Sợ mẹ bằng bể sợ cha bằng giời
Yêu chàng em cũng yêu đời
Biết rằng chốn cũ có rời chàng không? -
Vịt tàu xuống tắm ao sen
-
Bước vô giựt võng hỏi thầm
Dị bản
-
Nhà em mả táng hàm rồng
-
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
-
Hỡi cô đội nón ba tầm
-
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Chú thích
-
- Sinh dục
- Đẻ ra và nuôi lớn (từ Hán Việt).
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Cừ
- Cọc bằng gỗ được đóng xuống để củng cố đất, dùng trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn (nhà cửa gần sông rạch, đê điều chắn sóng...).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Dồi
- Đánh phấn cho dính vào da.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lườn
- Mặt bên cạnh của ghe thuyền.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nước lớn
- Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Dành dành
- Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.
-
- Mẫu đơn
- Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vịt tàu
- Loại vịt nhỏ, thịt không ngon, nuôi từng bầy lớn, đuổi chạy đồng vào mùa gặt.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.
-
- Mả táng hàm rồng
- Mồ mả cha ông được chôn cất ở hàm rồng, tức thế đất rất tốt theo phong thủy. Thành ngữ này chỉ sự may mắn, điều lành lớn.
-
- Thợ khảm
- Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.
-
- Phú Điền
- Tên một làng nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đền Bà Triệu, được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 để tưởng nhớ công ơn nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Ngô.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
-
- Nông Cống
- Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...