Tôi đi khắp bốn phương trời
Không đâu lịch sự bằng người lấy Tây
Ngày ngày dép dép giày giày
Tối về cởi váy cho Tây lìm lìm
Nó lìm vào phổi vào tim
Chắp hai tay lạy chim chim me xừ!
Tìm kiếm "đi chợ"
-
-
Chàng đi để nhện buông mùng
Chàng đi để nhện buông mùng
Đêm năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm
Đêm nay bỏ thoải tay ra
Giường không chiếu vắng xót xa trong lòng
Nửa đêm súc miệng ấm đồng
Lạnh lùng đã thấu đến lòng chàng chưa?
Đêm qua tắt gió liền mưa
Chàng cầm cành bạc thiếp đưa lá vàng
Một ngày năm bảy tin sang
Thiếp những mong chàng chàng những mong ai
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt tóc dài khi thưa
Trông ra phố trách ông trời
Chỗ ăn thì có chỗ ngồi thì không
Chém cha cái số long đong
Càng vương với chữ tình chung càng rầy -
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Chàng đi thiếp mới trồng hoa
-
Anh đi đâu ba bữa anh về
Anh đi đâu ba bữa anh về,
Buông câu nước đục chớ hề ở lâuDị bản
Anh đi ba bữa anh về,
Rừng cao nước độc chớ hề ở lâu
-
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu -
Rắn đi còn dằm
-
Anh đi ghe cá mũi son
-
Người đi chẳng bực bằng người chực nồi cơm
Người đi chẳng bực bằng người chực nồi cơm
-
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Có thương, cởi bớt áo ngoài ra cho
Áo ngoài những bụi cùng tro
Anh cởi áo giữa, thơm tho mọi mùi -
Em đi hò cùng bạn trai bạn gái
-
Kẻ đi kiệu, người đánh cờ
Kẻ đi kiệu, người đánh cờ
Kẻ thời đọc sách người xem thơ nói tuồng
Chồng tôi trốn tránh luôn luôn
Chuyện chi không nói giả tuồng đứa câm
Nghĩ ra chuốc khổ vào thân
Trách cho bà Nguyệt xe lầm mối tơ
Tiếc công phu mấy đợi mấy chờ
Sĩ nho không gặp, gặp đứa khờ làm chi
Hay vầy tui chẳng có chồng chi
Một mình ở vậy quy y lên chùa -
Anh đi mười một năm Thân
-
Anh đi ba bước lại dừng
-
Anh đi ba tháng thì về
Anh đi ba tháng thì về
Rừng thiêng nước độc chớ hề ở lâu -
Anh đi đâu lúc la lúc lắc, quạt giắt sau lưng
-
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai đi đâu đấy hỡi ai?
Hãy về học tập, một mai em chờDị bản
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hãy về đọc sách mai đây tiến trường
-
Anh đi đâu giục ngựa, buông cương
-
Anh đi bộ tướng oai phong
Anh đi bộ tướng oai phong
Nếu không biết chữ, chớ hòng cưới em -
Anh đi ngang qua cửa sao không vào
Chú thích
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Tính cốn
- Tính chung tất cả các thứ một lần (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Vầy
- Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Quy y
- Đi tu. Hai chữ quy y có nghĩa đen là "quay về nơi nương tựa." Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: "Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách."
-
- Ngoa nguê
- Phóng túng (từ cũ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)