Nam vô đức Phật Di-đà,
Bên kia cảnh vắng đôi ta cùng vào.
Nam vô Phật tổ chí cao,
Bên kia cảnh vắng ta vào cùng tu.
Tìm kiếm "mồ mả"
-
-
Thương chồng nấu cháo đường xe
Dị bản
-
Trai làm than lấy gái làm than
-
Muốn ăn cơm nắm bằng mo
-
Con người méo mó mới có đồng tiền
-
Rủ nhau xuống bể mò cua
-
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào. -
Chí công thương kẻ mồ côi
-
Hồi mô gương tỏ không soi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Một tay gõ mõ khua chuông
-
Cây khô xuống nước cũng khô
Cây khô xuống nước cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. -
Ước gì anh hóa đặng con dơi
Ước gì anh hóa đặng con dơi
Bay lên đáp xuống chỗ nơi em nằm. -
Ước gì duyên thắm chỉ hồng
Ước gì duyên thắm chỉ hồng,
Để cho thục nữ sánh cùng trượng phu. -
Hồi mô năm nút đều gài
Hồi mô năm nút đều gài
Bây giờ năm nút thả rài cả năm -
Lỗ miệng thì nói Nam mô
-
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào, thương kẻ mồ côiVideo
-
Học trò ăn vụng cá kho
-
Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ
-
Đi đâu bỏ mõ bỏ chuông
-
Tai nghe chuông mõ vang dầy
Chú thích
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Cờ lê
- Cũng gọi là cà lê (từ tiếng Pháp clé), lắc lê hay lắc lít, dụng cụ cơ khí dùng để vặn ốc.
-
- Bù loong
- Cũng gọi là bu lông (từ tiếng Pháp boulon), một sản phẩm cơ khí dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, dùng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh.
-
- Tà vẹt
- Thanh gỗ, sắt hoặc bêtông dùng để kê ngang dưới đường ray (từ tiếng Pháp traverse).
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Con người méo mó mới có đồng tiền
- Kiếm được đồng tiền phải trả giá về nhân cách, hình hài.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Chí công
- Hết công, hết lòng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tráng thủy
- Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.