Tìm kiếm "lúa ré"
-
-
Lỡ duyên em phải ưng anh
-
Mẹ mong gả thiếp về vườn
-
Trời xanh kinh đỏ đất xanh
-
Ai đi gánh vác non sông
Ai đi gánh vác non sông
Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy -
Năng mưa thì giếng năng đầy
-
Tới đây dầu đói giả no
-
Mênh mông trời nước một màu
-
Ngày xem núi núi cao xanh ngắt
-
Nghe tin anh có vợ rồi
-
Ngó hoài ra tận biển Đông
-
Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi
Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi
Trưa đi ngó ngược, tối ngồi trông ra. -
Những lời mình nói với ta
Những lời mình nói với ta
Sông sâu hóa cạn, đường xa hóa gần
Ai ngờ ra dạ lần khân
Sông cạn lại thẳm, đường gần lại xa.Dị bản
-
Mình em như cá giữa rào
-
Lòng lại dặn lòng dù non mòn biển cạn
Lòng lại dặn lòng dù non mòn biển cạn
Dạ lại dặn dạ dù đá nát vàng phai
Dù cho trúc mọc thành mai
Em cũng không xiêu lòng lạc dạ, nghe ai phỉnh phờ.Dị bản
-
Mình về mình bỏ ta đây
Mình về mình bỏ ta đây
Như con tơ rối gỡ ngày nào xong.Dị bản
Biết nhau đó bỏ nhau đây
Như con tơ rối gỡ ngày nào xong
-
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Ong bay buớm lượn chung quanh mặc trời. -
Một lời thề không duyên thì nợ
-
Một lòng kết tóc xe tơ
-
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen
Công cha nghĩa mẹ thiếp đền
Xin chàng đừng có kết duyên chốn nào
Xin đừng đứng thấp trông cao
Xin đừng tơ tưởng chốn nào hơn đây
Xin đừng tham gió bỏ mây
Tham vườn táo rụng bỏ cây nhãn lồng.Dị bản
Chú thích
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Ưng
- Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhóc nhen
- Từ gọi chung ếch nhái, ễnh ương, mô phỏng tiếng kêu của những con vật này (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xàu
- Trạng thái héo, rũ, thể hiện nét sầu, buồn bã (Phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lần khân
- Lần lữa, dây dưa, kéo dài ra mà không chịu quyết định.
Chày sương chưa nện cầu Lam,
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?
(Truyện Kiều)
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.