Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi
Thân anh cùng đất cuối trời
Nước ngược ta lên ngược nước, nước xuôi ta xuôi cùng
Tìm kiếm "cánh cò bay"
-
-
Ai làm lá rụng cành rơi
Ai làm lá rụng cành rơi
Dĩa nghiêng cá đổ rã rời đôi ta -
Thân anh tỉ như cánh buồm treo trước gió
-
Gió đưa kẽo kẹt cành tre
-
Lá lốt mà nấu canh cà
-
Gió đưa kẽo kẹt cành tre
Gió đưa kẽo kẹt cành tre,
Mẹ ngồi tựa cửa bên hè quay tơ -
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy, người ba lần ngẫm nghĩ mới nói
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Người ba lần ngẫm nghĩ mới nói. -
Bán cám thì ngon canh, nuôi lợn thì lành áo
Bán cám thì ngon canh,
Nuôi lợn thì lành áo -
Nghĩa nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
-
Mừng cây rồi lại mừng cành
Mừng cây rồi lại mừng cành
Cây đức lắm chồi người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha vinh hiển đời con sang giàu -
Qua như con én trên cành
-
Em như hoa nở trên cành
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khaoDị bản
-
Còn duyên kén cá chọn canh
-
Ví dầu cá lóc nấu canh
Dị bản
Ví dầu con cá nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
-
Chiều chiều gọt mướp nấu canh
-
Còn duyên kén cá chọn canh
-
Chim khôn lựa nhánh lựa cành
Chim khôn lựa nhánh lựa cành
Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân -
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch bạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua -
Chiều chiều gọt mướp nấu canh
-
Con sâu làm rầu nồi canh
Con sâu làm rầu nồi canh
Dị bản
Con sâu bỏ rầu nồi canh
Chú thích
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Mỏng dánh
- Mỏng dính (phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ráy
- Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).