Trèo đèo bẻ lá quét đèo
Hai bên cha mẹ vừa nghèo cả hai
Tìm kiếm "hai thuyền"
-
-
Trồng tre ngả ngọn xuống mương
Trồng tre ngả ngọn xuống mương
Hai dâu về tới, má thương dâu nào?
– Dâu nào dâu nấy cũng thương
Dâu cũ tầm thường, dâu mới má thương hơn -
Nhớ ngày gốc bưởi gốc sung
Nhớ ngày gốc bưởi gốc sung
Hái hoa đuổi bướm đi chung ngõ này
Cha còn thì bận đi cày
Mẹ thì tát nước nửa ngày chưa thôi
Mẹ về gạo mới vào nồi
Nghe câu cha nói thương người bạn thân -
Chị em đã quyết chẳng chùn
Chị em đã quyết chẳng chùn
Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn
Đường trơn thì mặc đường trơn
Em gánh thóc thuế chàng sờn hai vai
Trời mưa cho ướt lá khoai
Thóc em không ướt vì ngoài lá che
Đường xa chân bước tai nghe
Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi -
Một là sang ngang Bao Ngược
-
Một li nhâm nhi tình bạn
-
Mưa sa trên núi mưa về
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta đều ướt dầm dề cả haiDị bản
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta ướt áo dầm dề cả hai
-
Cầm dao cắt cổ con gà
-
Một thương hơ hớ tuổi xuân
Một thương hơ hớ tuổi xuân
Hai thương yểu điệu tay chưn dịu dàng
Ba thương đẹp đẽ dung nhan
Bốn thương phong thái đoan trang khác vời
Năm thương dáng đứng vẻ ngồi
Sáu thương đôi mắt sáng ngời long lanh
Bảy thương chiếc mũi thanh thanh
Tám thương miệng nói hữu tình có duyên
Chín thương má núng đồng tiền
Mười thương tư cách dịu hiền nết na -
Ra đi một bước dòn dòn
-
Ở trên suối Ngổ có chùa
-
Ra về vừa đến cổng ngăn
-
Năm canh chỉ ngủ có ba
Dị bản
Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn
-
Mười lo
Một lo con nít trắng răng
Hai lo kẻ thấp không bằng người cao
Ba lo thầy bói té nhào
Bốn lo con đĩ không chào lái buôn
Năm lo thợ đúc méo khuôn
Sáu lo trên nguồn không có hươu mang
Bảy lo bà chúa chửa hoang
Tám lo trai làng không vợ chạy rông
Chín lo trong ngục không gông
Mười lo ngoài đồng không đất chôn maDị bản
-
Em một khuyên anh bớt thảm
-
Một là em bỏ đi xa
Một là em bỏ đi xa
Hai là em chết, ba là lấy anh -
Hội An có bốn nàng tiên
-
Tám thằng dân khiêng cái quả
-
Trần Hoàn cùng với Bùi San
-
Bốn ông rinh một hòn đá
Chú thích
-
- Vàm Bao Ngược
- Tên cửa sông tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp, thuộc địa phận huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Lòng sông ở đây sâu, nước chảy mạnh, thường có sóng to gió lớn, nên trước đây thường xảy ra tai nạn đắm thuyền.
-
- Vàm Tuần
- Tên chữ là Đại Tuần Giang, một con sông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo Gia Định Thành Thông Chí:
[Đại Tuần Giang] (Xưa có Tuần ty ở đấy, tục gọi là Tuần cái, nay đã dời bỏ). Sông này cách phía bắc trấn hơn 9 dặm, phía nam thông đến trước trấn, phía tây thông với Sa Đéc, phía đông chảy xuống hai cửa biển Ngao Châu và Ba Lai. Dọc sông có cây bần rậm tốt, sóng vàng lấp lánh, rộng 9 dặm, sâu 28 tầm. Bờ phía bắc là địa giới trấn Định Tường. Sông Thi Hàn là đường trạm sông đi ngang qua để tiếp xúc các nơi khác.
-
- Cho chó ăn chè
- Say xỉn quá đến nỗi phải nôn mửa ra, chó đói thường hay ăn phần nôn này.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Núng
- Lúm (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Suối Ngổ
- Một con suối đẹp ở tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Đông Bắc cổ thành Diên Khánh. Do trước có nhiều rau ngổ mọc hoang ven suối nên người ta gọi tên suối Ngổ.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Mang
- Cũng gọi là con mễn hay con mển, một loại hươu nai gặp trong những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
-
- Gông xiềng
- Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Cơ cừu
- Cơ 箕 là cái giần, cái thúng, cừu 裘 là áo cừu (áo làm bằng da hoặc lông thú). "Cơ cừu" (hay "cơ cầu") chỉ nghiệp nhà, việc con cháu học theo và phát triển nghề nghiệp của cha ông.
Chữ trong sách Lễ Kí: Lương dã chi tử tất học vi cừu, lương cung chi tử tất học vi cơ (Con nhà thợ đúc giỏi tất học được cách làm áo da, con nhà thợ làm cung giỏi tất học được cách làm thúng).
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Chỉ bốn pho tượng khỉ và chó ở chùa Cầu, Hội An.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Hương
- Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
-
- Đàn Nam Giao
- Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.