Tìm kiếm "hai thuyền"
-
-
Một tình trời định kết đôi
-
Ghe lui em chẳng dám cầm
-
Anh em chín họ mười đời
Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em cùng khúc ruột rà
Kẻ giàu người khó, họ xa tám đời -
Đi đâu đào liễu một mình
Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng, nhật trình đường xa
Áo nâu xếp ở trong nhà
Khăn vuông nhiễu tím phất phơ đội đầu
Yếm điều em vẫn còn mầu
Răng đen da trắng mái đầu còn xanh
Mà em ở vậy sao đành
Sao em chẳng kiếm chút tình cùng ai
Sách rằng xuân bất tái laiDị bản
Đào liễu em ơi một mình
Đôi vai gánh chữ chung tình đường xa
Tấm áo nâu xếp nếp em để trong nhà
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu
Tấm yếm đào sao khéo giữ màu
Răng đen rưng rức, mái đầu em hãy còn xanh
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành
Sao em chẳng kiếm chút chồng lành kẻo miệng thế mỉa mai?
Sách có chữ rằng: Xuân bất tái lai
Video
-
Nhà tôi ba bốn miệng ăn
Nhà tôi ba bốn miệng ăn
Hai cô chồng bỏ, ba thằng vợ chê -
Em đành phụ mẫu không đành
-
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Hai tay rũ xuống như tàu chuối te
Tiếc công vun bón cây me
Me không có trái, chim nhè đậu lên
Tiếc công rày xuống mai lên
Mòn đàng đứt cỏ, không nên tự trời
Tưởng rằng kèo cột ở đời
Ai ngờ kèo rã cột rời tứ phương
Ngày nào em nói em thương
Như trầm mà để trong rương chắc rồi
Bây giờ khóa rớt chìa rơi
Rương long nắp vỡ bay hơi mùi trầm -
Đêm khuya trăng lặn gà kêu
– Đêm khuya trăng lặn gà kêu
Hai đứa mình xa cách, bỏ cặp gối thêu cho ai nằm?
– Cặp gối thêu để lại cho anh nằm
Mai sau cưới vợ, anh nghĩ thầm thương em. -
Chèo mau cho thiếp gặp chàng
Dị bản
Chèo mau để thiếp gặp anh,
Hai ta hiệp cho thành một đôi
-
Rủ nhau lên đất Bảy Ngàn
-
Bánh tráng đem bán chợ chiều
-
Em là con gái chợ Đơ
-
Bảy mươi muốn chút phấn hồng
Bảy mươi muốn chút phấn hồng
Hai tay hai gậy muốn bồng con thơ -
Lòng thương chị bán thịt heo
-
Gió đưa cây cửu lý hương
-
Dù cho cạn nước Thu Bồn
-
Anh em họ xa mười đời
Anh em họ xa mười đời
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em khúc ruột khúc rà
Kẻ giàu người khó, họ xa mười đời -
Mệ ơi đưa mệ lên cồn
-
Mặt vàng đổi lấy mặt xanh
Chú thích
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Hà Lờ
- Một địa danh thuộc quận Hiếu Xương trước đây, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Vịt
- Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Nhật trình
- Hành trình trong một ngày, khoảng cách đi được trong một ngày.
Vài ngày huyện vụ giao xong,
Ra thành lên kiệu, thẳng giong nhật trình.(Nhị Độ Mai)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Xuân bất tái lai
- Tuổi trẻ không quay trở lại.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Màu đào
- Màu đỏ phơn phớt như màu hoa đào.
-
- Thế
- Đời, thế gian (từ Hán Việt).
Tay bé khôn bưng vừa miệng thế,
Giãi lòng ngay thảo, cậy thiên tri.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bảy Ngàn
- Nay là tên một trong bốn thị trấn của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Địa danh Bảy Ngàn bắt nguồn từ công trình đào kênh xáng Xà No của người Pháp trước đây. Năm 1901, người Pháp khởi công đào kênh Xà No dài 34 cây số nối từ vàm xáng rạch Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu) đến ngọn rạch Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn). Để phát huy tác dụng của kênh xáng Xà No, người Pháp tiếp tục cho đào các con kênh ngang vào đồng ruộng, cứ 500 mét là một con kênh nhỏ, 1000 mét là con kênh lớn. Từ đó có các địa danh như: Một Ngàn, Bảy Ngàn, Bảy Ngàn Rưỡi, Mười Ngàn... thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
-
- Choại
- Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
-
- Chợ Hà Đông
- Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.
-
- Củ cải trắng
- Một loại cải có rễ mọc phình to thành củ, màu trắng, có vị ngọt hơi cay. Phần lá cũng gọi là rau lú bú. Nhân dân ta thường trồng củ cải để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh... hoặc làm dưa muối. Ngoài ra, củ cải trắng còn được dùng làm vị thuốc Đông y giúp long đờm, trị viêm, bỏng, lợi tiểu, trừ lị...
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Cân móc
- Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Móc.
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Mệ
- Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
-
- Đủng đỉnh
- Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.
-
- Bồn chồn
- Còn có tên là bò bò, một loài cây mọc hoang, nở hoa vào chiều tối, mùi thơm dịu. Quả bồn chồn chín có màu vàng, ăn được. Thân và rễ có thể dùng trong các bài thuốc Nam, ví dụ nấu nước uống cho sản phụ.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).