Chưa đi đến đất Xa Lang
Đã nghe tiếng đục tiếng chàng tiếng cưa.
Tìm kiếm "dì ghẻ"
-
-
Con đi học lấy nghề cha
-
Đường đi quanh quắt ruột dê
Đường đi quanh quắt ruột dê,
Chim kêu vượn hú, dựa kề núi non. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chân đi chữ bát dứt khoát lồn to
-
Cái cò đi đón cơn mưa
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.Dị bản
Video
-
Rủ nhau đi cấy đi cày
-
Anh ơi đi lại cho dày
Anh ơi đi lại cho dày
Mẹ thầy không gả, em bày mưu cho. -
Người ta đi cấy lấy công
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng. -
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn bà đi bể mồ côi một mìnhDị bản
-
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ứ hự, nồi cơm không cònDị bản
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần
-
Ba bà đi chợ Cầu Nôm
-
Bà già đi chợ Cầu Đông
-
Em thời đi cấy ruộng bông
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha,
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền -
Đem chuông đi đấm xứ người
Dị bản
Mang chuông đi đánh xứ người
Không kêu cũng thuở một hồi lấy danhĐem chuông đi đánh xứ người
Chẳng kêu tôi vác chuông tôi tôi vềĐem chuông đi đấm xứ người
Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu
-
Rủ nhau đi học i tờ
Dị bản
Rủ nhau đi học i tờ,
Một ngày một chữ, con bò cũng thông.
-
Anh mà đi với thằng Tây
Anh mà đi với thằng Tây,
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình. -
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
Ăn cỗ đi trước
Lội nước đi sauDị bản
Ăn cỗ đi trước
Lội nước theo sau
-
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèoDị bản
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em nằm bếp thò đuôi ra ngoài
-
Chồng người đi Bắc về Nam
-
Tám chân đi đất không mòn
Chú thích
-
- Xa Lang
- Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Đục đá
- Khai thác đá núi để sản xuất các dụng cụ dân sinh như cầu cống, cối giã gạo, cối xay bột… Đây là nghề phổ biến ở một số làng quê gần các núi đá (lèn) ở Nghệ An - Hà Tĩnh.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Bá
- Chị của mẹ.
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Vượt cạn
- Chỉ việc sinh nở.
-
- Cầu Cần
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Cần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Cầu Đông
- Một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông còn cầu Dền nằm gần cửa bắc, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500m.
-
- I tờ
- Xem Bình dân học vụ.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Trống lệnh
- Loại trống lớn, được đánh trong các lễ hội hoặc khi ra trận.