Cau non khéo bửa cũng dày
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm
Tìm kiếm "ban mai"
-
-
Cây khô chết đứng giữa đồng
Cây khô chết đứng giữa đồng
Nàng dâu khôn khéo mẹ chồng vẫn chêDị bản
Cây khô chết đứng giữ đồng
Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngangCây khô chết đứng giữa trời
Chết thời chịu chết không quên lời anh than
-
Cha chài mẹ lưới con câu
Dị bản
-
Cha mẹ già lẫn lộn em ơi
-
Mẹ cha là biển là trời
Mẹ cha là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha -
Có cha có mẹ thì hơn
-
Mỗi đêm con thắp đèn trời
-
Lạy cha hai lạy một quỳ
-
Ai về tôi gửi buồng cau
-
Chẳng lo thân bậu với qua
-
Chẳng thà ăn khế ăn sung
-
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
-
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
-
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
-
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó
-
Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa
– Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa
Đố anh ba chữ thờ cha chữ nào?
– Chữ trung anh để thờ cha
Chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa thờ em. -
Nựng nựng nà nà
-
Chồng con cá, vợ lá rau
Chồng con cá, vợ lá rau
-
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàngDị bản
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà
Chú thích
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Nhá
- Dụng cụ bắt cá của miền Trung và miền Nam, tương tự như chiếc vó bè ngoài Bắc. Nhá có bộ gọng tre gồm 5 cây: một cây làm trụ to bằng cổ chân, dài gần bốn sải tay, bốn cây làm bộ kèo nhá nhỏ hơn cổ tay, dài khoảng ba sải tay dùng để căng tấm lưới gai. Tấm lưới gai có chiếc rốn dài, thụng xuống để nhốt cá mỗi khi tấm nhá kéo lên. Muốn bắt cá phải vác nhá đi dọc bờ sông, tìm chỗ đón trổ, đón trúng luồng cá chạy rồi mới thả nhá. Việc đứng bắt cá bằng nhá gọi là đứng nhá.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chấp
- Để bụng.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhất phẩm hồng
- Màu đỏ tươi của hoa trạng nguyên, còn gọi là hoa nhất phẩm hồng.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quán Cơm
- Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Đồng Có
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Núi Tròn
- Một ngọn núi nay thuộc xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).