Tìm kiếm "ông Giăng"

Chú thích

  1. Tánh tình
    Tính tình (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  2. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  3. Ruộng ba bờ
    Cách nói ám chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ.
  4. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  5. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  6. Quan chế ngày xưa có hai đường: đường chính và đường tắt. Đường chính do học hành, đỗ đạt cao rồi được bổ làm quan (hàm tứ phẩm trở lên). Đường tắt thường do những thành phần thư lại, bát phẩm, cửu phẩm ở các ti, tào nhỏ, nhờ có công cán đặc biệt nên được đề cử lần lần lên tri huyện, tri phủ, có khi lên đến chức quan. Đường tắt do đó thường mất rất nhiều thời gian (đàn ông quan tắt thì chầy). Còn đàn bà nhiều khi chỉ có chút nhan sắc hay may mắn cưới được chồng làm quan thì cũng thành bà nọ bà kia (đàn bà quan tắt nửa ngày lên quan).
  7. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  8. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Núi Xước
    Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
  10. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  11. Đút
    Đốt (phương ngữ).
  12. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  13. Mấn
    Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  14. Đốn
    Chỉnh đốn, sửa sang (từ Hán Việt).
  15. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  16. Rinh
    Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Thành hoàng
    Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.

    Tượng Thành hoàng

    Tượng Thành hoàng