Em đà thưa với mẹ thầy
Mua chăn cho rộng ta rày đắp chung
Nhược bằng đắt vải hiếm bông
Mua đôi chiếu cói đắp chung ấm rồi
Ai ngờ vật đổi sao dời
Anh chung lưng người khác, em đứng ngồi vẩn vơ.
Tìm kiếm "mẹ ru"
-
-
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
Gần thời chẳng bán duyên cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng sang -
Gặp mặt em dưới thủy trên thoàn
-
Con chim lót ổ thềm đìa
Con chim lót ổ thềm đìa
Tại cha vặn khóa, tại má bẻ chìa
Cho nên chìa hư khoá liệt
Hai đứa mình từ biệt ngãi nhânDị bản
-
Đồng Nai gạo trắng như cò
-
Em thương anh, phụ mẫu đánh mấy em cũng không lo
-
Khó khăn mất thảo mất ngay
Khó khăn mất thảo, mất ngay
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên -
Ngã ba, ngã bảy nước chảy vòng cung
Ngã ba, ngã bảy nước chảy vòng cung
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ có dùng hay không? -
Hôm qua anh đến chơi nhà
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong
Giường anh kim phong
Bốn bên bịt bạc
Anh hỏi thật lòng
Có lấy anh không
Để anh mua nón thượng quai thâm
Về cho mà đội
Anh mà nói dối
Đã có quỷ thần
Một trăm việc mần
Anh chăm lo cả … -
Cha mẹ già như đèn cháy nhấp nhem
Cha mẹ già như đèn cháy nhấp nhem
Bên tình bên hiếu, gánh bền hai vai -
Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi
Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi:
“Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?” -
Hai đứa mình hòa, phụ mẫu không hòa
-
Con chim bị ná, con cá bị câu
-
Tui ra hò chơi với mấy anh một bữa
-
Anh với em chút nữa thì gần
Anh với em chút nữa thì gần,
Tại ba với má bẻ cần tháo dây -
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh -
Con mống, sống mang
-
Anh thương em chỉ nói bên ngoài
-
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Dị bản
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Nhược bằng con dại nhuốc nha trăm đàng
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
Chú thích
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
-
- Thoàn
- Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Nằm co
- Tư thế nằm co rút chân tay lại khi thấy lạnh hoặc buồn.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Kim phong
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim phong, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Quánh
- Đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ, cũng như quýnh).
-
- Nạng cửa
- Cây gỗ nhỏ có chạc để chống đỡ cửa từ phía trong nhà. Đây là loại nhà cũ ở quê, có cửa đóng mở lên xuống thường làm bằng tre, gọi là cửa chống.
-
- Mống
- Nổi lên, sinh ra, làm một việc dại dột, càn quấy (từ cổ).
-
- Sống
- Đực (từ cổ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nhuốc nha
- Nhuốc nhơ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).