Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi lắm chị lắm anh đặng nhờ
Tìm kiếm "canh một,"
-
-
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Vợ anh hư rồi biết sửa sao nên -
Em như hoa nở trên cành
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khaoDị bản
-
Ăn cơm có cá với canh
Ăn cơm có cá với canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng.Dị bản
Bữa ăn có cá cùng canh,
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
-
Có cây mà chẳng có cành
-
Đất năm dây cò bay thẳng cánh
-
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
-
Con cá kia nấu chẳng nên canh
Con cá kia nấu chẳng nên canh
Đổ đi thì tiếc để dành thì hôi -
Đất Ngọc Hà tốt tươi phong cảnh
-
Đàn bà góa như cá nấu canh
Đàn bà góa như cá nấu canh
Đã có bỏ hành, còn thêm tiêu ớt -
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
-
Vợ anh có cá mà nấu chả nên canh
Vợ anh có cá mà nấu chả nên canh
Thổi cơm không chín, cực anh muôn phần
Ước gì em được ở gần
Dể em cai quản người đần đỡ anh -
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
Cơm chẳng lành,
Canh chẳng ngọt -
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon
-
Hóc xương gà, sa cành khế
-
Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu
Mẹ chồng cay đắng đủ điều
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui -
Bé không vin, cả gẫy cành
Bé không vin, cả gẫy cành
-
Bần gie, con hạc đậu cánh sè
-
Lá dền, đọt mướp ngọt canh
-
Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh
Dị bản
Chú thích
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Dây
- Sợi dây kéo ra để đo đất, thời xưa đo ruộng căn cứ vào bề dài theo bờ sông rạch. Một dây có diện tích co giãn từ năm đến mười mẫu ta. Đất càng được nhiều dây càng tốt vì ăn dài theo bờ sông, dễ chuyên chở lúa, dễ cho nhân công lui tới, dễ tiêu tưới, và đất thường cao ráo.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Ngọc Hà
- Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Sè
- Xòe ra (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Hổng dè
- Không ngờ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Tứ Xã
- Bốn làng nổi tiếng nghề mộc, nay thuộc địa phận xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương.
-
- Ngõa
- Ngói (từ Hán Việt). Thợ ngõa là thợ chuyên nghề lợp ngói nhà.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Ba Làng
- Ba làng nổi tiếng nghề thợ xây nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Tiên Canh, Hương Canh, Ngọc Canh.