Nữa mai quá lứa lỡ thời
Cao thì chẳng tới, thấp thì chẳng thông
Tìm kiếm "quạ"
-
-
Em là con gái lỡ thì
-
Muốn ăn bầu trồng đầu tháng chín
Muốn ăn bầu trồng đầu tháng chín
-
Sung ngái một lòng, bưởi bòng một dạ
-
Thịt tươi thì phải xem gan
-
Trồng chanh phải biết giống chanh
Trồng chanh phải biết giống chanh
Giống chanh ăn quả, giống chanh gội đầu -
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Tám thằng dân khiêng cái quả
-
Ví dầu ví dẫu ví dâu
-
Cơm không ớt như quật thớt vào mặt
Cơm không ớt như quật thớt vào mặt
-
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bayVideo
-
Em là con gái cửa dinh
Em là con gái cửa dinh
Qua dinh cụ lớn, cụ rình cụ nom
Của em chẳng để ai dòm
Cáo già hết ngó, mèo con cũng chừa -
Đêm qua anh ngủ nhà ngoài
-
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son chưa cạn, lời nguyền chưa phai
Em thương nhớ ai
Nhớ ai ra đứng đầu cầu?
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá huê bỏ vắng không ai ngồi
Buồng hương bỏ vắng, mướn người quay tơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm khuya thức ngủ, ngày thưa tiếng cười? … -
Chợ nào chợ chẳng có quà
Chợ nào chợ chẳng có quà
Người nào chả biết một và bốn câu
Ở đâu đất đỏ như nâu
Sao cô không hát vài câu huê tình
Hỏi cô cô cứ làm thinh
Để ta hát mãi một mình sao đang
– Giã ơn quân tử nghìn vàng
Buông ra cho khách hồng nhan được nhờ
Cớ gì mà nắm giữa đường
Nợ chàng không nợ vay chàng không vay
Em van chớ nắm cổ tay
Buông ra em nói lời này thở than
Xin chàng chớ vội nắm ngang
Xa xôi cách mấy dặm đàng cũng nên
Tơ hồng chỉ thắm là duyên
Bao giờ em thuận thì nên bấy giờ -
Bồ câu bay thấp liệng cao
-
Thương anh đút bánh qua rào
Thương anh đút bánh qua rào
Không thương lấy lại, gai cào máu rơi -
Túi ông xã, quả nhà hàng
-
Trách người quân tử vô tình
-
Hát cho lở đất long trời
Chú thích
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Ngái
- Một loại cây thuộc họ dâu tằm, có tên khác là sung ngái, dã vô hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Hương
- Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Và
- Vài.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chợ Phủ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phủ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.