Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Dị bản
Mẫu đơn nở cạnh bờ ao
Đôi ta trinh tiết đợi nhau suốt đời
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau
Mẫu đơn nở cạnh bờ ao
Đôi ta trinh tiết đợi nhau suốt đời
Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ
Gái ruộng đợ phải ăn mày chồng
Đỏ như hoa vông
Đông như miếng tiết
Hai đưa mình đành, phụ mẫu cũng đành
Đấng làm cha mẹ đâu nỡ dứt duyên lành của con
Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàng
Khắc một bia đá bốn chữ vàng thờ chung
Chẳng viếng thăm, mình nói bạc tình
Còn viếng thăm thì phụ mẫu đánh mình, đau tui.
Cá sầu ai, cá chẳng quạt đuôi,
Như lan sầu huệ, như tui sầu mình.
Tử sanh sanh tử tận tình,
Dù ai ngăn đón, tui cứ mình tui thương.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Cùng nhau trông mặt cả cười
Dan tay về chốn trướng mai tự tình
(Truyện Kiều)