Tìm kiếm "gà gáy dồn"

Chú thích

  1. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ông Ầm.
  2. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  3. Có bản chép: tiếng đôi.
  4. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  5. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  6. Rầy
    Làm phiền.
  7. Lần khân
    Lần lữa, dây dưa, kéo dài ra mà không chịu quyết định.

    Chày sương chưa nện cầu Lam,
    Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?

    (Truyện Kiều)

  8. Gà mái gáy gở
    Chuyện ít xảy ra, dân gian coi là điểm gở. Nghĩa bóng chê trách việc phụ nữ can thiệp vào chuyện đàn ông.
  9. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Thốt
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  12. Mai
    Buổi sáng.
  13. Ga
    Gà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Trảo Nha
    Một làng cổ nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng đất này nổi tiếng từ xưa về truyền thống học vấn, có nhiều người đậu đạt cao, trong đó nổi tiếng nhất là họ Ngô trải mười tám đời quận công.
  15. Trự
    Chữ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  16. Văn Cử
    Một làng thuộc xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  17. Trảo Nha là một làng đỗ đạt, nên đến con gà cũng gáy ra chữ. Văn Cử là làng nghèo khó, đến tiếng chó sủa cũng như đòi ăn.
  18. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).