Hải Lăng bán cháo vạt giường
Trí Bưu bán ngói, Xuân Trường bán dưa
Tìm kiếm "Giường"
-
-
Gái công trường, giường bệnh viện
Gái công trường, giường bệnh viện
-
Nhạn đậu cành sung, giương cung bắn nhạn
-
Nhà anh chẳng chiếu, chẳng giường
-
Của trời trời lại lấy đi
Của trời trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời -
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay
Chàng về thiếp nhớ lắm thay
Giường trên chiếu dưới đêm nay ai nằm -
Đêm nằm anh bỏ tay qua
-
Đêm nằm mê gác tay qua
-
Ba gian nhà khách
Ba gian nhà khách
Chiếu sạch giường cao
Mời các thầy vào
Muốn sao được thế
Mắm Nghệ lòng giòn
Rượu ngon cơm trắng
Các thầy dù chẳng sá vào
Hãy dừng chân lại em chào cái nao
Đêm qua em mới chiêm bao
Có năm ông cử bước vào nhà em
Cau non bổ, trầu cay têm
Đựng trong đĩa sứ em đem kính mời
Năm thầy tốt số hơn người
Khoa này tất đỗ, nhớ lời em đây -
Anh về sắm nón sắm quai
Anh về sắm nón sắm quai
Sắm giường sắm chiếu ngày mai em về -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ghét ai cũng chửi mặt lồn
Ghét ai cũng chửi mặt lồn
Lên giường ngó thấy lỗ trôn là thèm -
Trăng rằm mười sáu trăng treo
-
Có ai những bận cùng ai
Có ai những bận cùng ai
Vắng ai giường rộng chiếu dài dễ lăn
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Những như mình thiếp bốc ngầm cũng xong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như mình thiếp là xong một bề. -
Đồng ếch đồng ác
Đồng ếch đồng ác
Con đã về đây
Giường chiếu chẳng có
Thiệt thay trăm đường
Ban ngày ếch ở trong hang
Đêm khuya thanh vắng xở xang ra ngoài
Trời cho quan tướng nhà trời
Thắt lưng bó đuốc tìm tôi làm gì
Tìm tôi bắt bỏ vào thời
Tôi kêu ì ộp, chẳng rời tôi ra
Sáng rạng ngày ra
Con dao cái thớt xách mà đem băm
Ba thằng cầm đũa nhăm nhăm
Thằng gắp miếng thịt, thằng nhằm miếng da
Một thằng gắp miếng tù và
Nó thổi phì phà, nó lại khen ngonDị bản
Hồn ếch ta đã về đây
Phải năm khô cạn, ta nay ở bờ
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưa lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngóe con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ sơn son mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bè rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là chú thằng Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào, ơi hỡi đắng cay!
-
Khoai khô mà nấu với đường
Khoai khô mà nấu với đường
Đau nằm liệt giường cũng dậy mà ăn -
Trai chưa vợ hay đứng đường
Trai chưa vợ hay đứng đường
Gái chưa chồng giương mắt xem ai -
Đánh giặc mà đánh tay không
Đánh giặc mà đánh tay không
Thà về xó bếp giương cung bắn mèo -
Cũng mang lấy tiếng sớm chồng
Cũng mang lấy tiếng sớm chồng
Mười đêm ấp những giường không cả mười -
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao
Em đau em cũng hết mau
Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền -
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm cô anh đóng năm giường bình phong
Còn một cô bé chửa chồng
Lại đây anh kén cho bằng lòng cô
Một là ông Cống, ông Đồ
Hai là ông Bát, ông Đô cũng vừa
Giả tên bà Nguyệt, ông Tơ
Sớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùng
Rồi ra, cửa lại treo cung
Để cho cô đẻ, cô bồng cô ru
Ru rằng: con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Ngày sau con lớn kịp thì
Con học, con viết, con thi cùng người
Chú thích
-
- Hải Lăng
- Một huyện của tỉnh Quảng Trị. Tại đây có thánh địa La Vang, được xem là đất thánh của người Công giáo ở nước ta.
-
- Cháo vạt giường
- Loại cháo đặc sản của tỉnh Quảng Trị, nấu bằng sợi bột gạo thái thành thẻ nhỏ như vạt giường (vì vậy thành tên) và cá tràu. Gọi là cháo nhưng món ăn này không sền sệt mà lõng bõng sợi vạt giường và nước dùng. Cháo có vị ngọt thơm của cá, bùi ngậy của hành phi xen lẫn vị ngọt của bột, cay của ớt.
-
- Trí Bưu
- Tên một làng nay thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị. Làng có tên cũ là Cổ Bưu (gọi trại là Cổ Vưu), do trước đây có một nhà trạm để lo việc chuyển nhận thư từ và công văn từ triều đình.
-
- Xuân Trường
- Địa danh nay thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Lụy
- Chết.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đây được cho là mấy câu hát sáo mời mọc sĩ tử của những cô hàng cơm ở Thăng Long ngày xưa mỗi khi ở đây tổ chức kì thi Hương. Các nhà trọ, hàng cơm thường tập trung ở gần trường thi, người trước gọi khu ấy là xóm học trò. Theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ: "Xóm học trò ở vào chỗ nào? Cứ xem như tập Long thành tạp thoại thì di chỉ xóm ấy ở vào khoảng đầu vườn hoa Cửa Nam cho tới ngõ Hội Vũ bây giờ."
-
- Giường lèo
- Loại giường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu, có nguồn gốc từ Lào. Trước đây loại giường này thường được các nhà quyền quý đặt thợ người Lào làm, nên gọi là giường lèo (đọc trại chữ Lào). Sau này thợ của ta cũng làm được loại giường này, nhưng vẫn giữ tên giường lèo.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Xở xang
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xở xang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thời
- Cái giỏ cá (phương ngữ).
-
- Tù và
- Dạ dày ếch, hay được chế biến thành các món ăn.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Bình phong
- Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bát
- Bát phẩm. Ở một số triều đại phong kiến ngày trước, cấp bậc quan lại được chia theo phẩm trạch, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm.
-
- Đô
- Đô úy, một chức quan chuyên trông coi về mặt quân sự một quận dưới thời phong kiến.
Cử nhân: cậu ấm Kỷ
Tú tài: con đô Mỹ
Thi thế cũng là thi
Ới khỉ ơi là khỉ!
(Than sự thi - Tú Xương)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Lẫy
- Động tác lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp của em bé.