Bao giờ thiện mã qua sông
Thì thôn Mỹ Lại mới không công hầu!
Tìm kiếm "quả bưởi"
-
-
Thấp đăng cá nhảy qua lờ
-
Thà rằng ăn nửa quả hồng
-
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Nói trước bước không qua
Nói trước bước không qua
-
Đùng đùng ngựa chạy qua truông
-
Chèo ghe vượt sóng qua sông
-
Cây cao bóng ngả qua rào
Cây cao bóng ngả qua rào
Mong sao gặp mặt, không chào cũng ưngDị bản
Cây cao ngả bóng qua rào,
Xin cho thấy mặt khỏi chào cũng vui.
-
Nước Đông Ba chảy qua Đập Đá
-
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Cưới về chồng bỏ chồng dông
Bà già mới tiếc ba mươi đồng mua heo -
Thương anh đút bánh qua rào
Thương anh đút bánh qua rào
Không thương lấy lại, gai cào máu rơi -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Con cu bay bổng qua sông
-
Tôi thương anh dữ quá
– Tôi thương anh dữ quá
Bởi ba má lỡ gả tôi lấy chồng
Để tôi về mua gan công, mật cóc
Thuốc chồng tôi theo anh
– Em nói mà không sợ tử sanh
Chồng em, em còn thuốc theo anh làm gì -
Nực cười gà lội qua sông
-
Cô dâu hư đã quá chừng
-
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Mây xô xuống biển, thuyền trèo qua non -
Trời mưa nước chảy qua sân
Trời mưa nước chảy qua sân
Em lấy ông lão, qua lần thì thôi
Bao giờ ông lão chầu trời
Thì em lại kiếm một người trai tơDị bản
Giời mưa nước chảy qua sân,
Lấy ông lão móm qua lần thì thôi,
Bao giờ ông lão chầu giời,
Thì ta sẽ kiếm một người giai tơ.
-
Yêu ai thì nói quá ưa
Yêu ai thì nói quá ưa
Ghét ai nói thiếu nói thừa như không -
Mướp hương bỏ ngọn qua rào
-
Khúc sông quanh thuyền qua Vàm Tháp
Chú thích
-
- Mỹ Lại
- Một thôn nay thuộc xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là quê hương nơi quan đại thần Trương Đăng Quế (1793-1865) trở về hưu trí, về sau có nhiều người thuộc dòng họ Trương làm quan to trong triều đình nhà Nguyễn.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Xí gạt
- Lừa gạt nhưng chỉ để cho vui, không ác ý (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Đập Đá
- Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.
-
- Vĩ Dạ
- Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
-
- Bạ
- Tùy tiện, không cân nhắc.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Thưa thớt
- Đểnh đoảng (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Bỏ ngọn
- (Dây leo) vươn ngọn để bò ra xa hơn. Chữ bỏ có gốc từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra.
-
- Vàm Tháp
- Tên một con rạch chảy qua địa phận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.