Giơ tay bắt lươn, lươn trườn vô cỏ
Giơ tay bắt quạ, quạ bỏ quạ bay
Từ ngày chàng bỏ thiếp đây
Bưng bát cơm đôi hàng lụy nhỏ, dạ buồn thay hỡi buồn
Tìm kiếm "con quy"
-
-
Gà què ăn quẩn cối xay
-
Giương cung ra bắn con cò
-
Ăn cơm tao mày không biết lo
-
Chiều chiều én liệng cò bay
Chiều chiều én liệng cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt sợi mây vàng
Đem về thắt gióng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Đi ra cho biết mặt trời mặt trăngVideo
-
Mèo nằm trổ máng vênh râu
-
Thương ai chăm bẳm đám bèo
-
Của đau con xót
Của đau con xót
-
Con gái, cái bòn
-
Chó gầy hổ mặt người nuôi
Chó gầy hổ mặt người nuôi
-
Chó liền da gà liền xương
Chó liền da,
Gà liền xương -
Chó ngáp phải ruồi
Chó ngáp phải ruồi
-
Trời sinh voi, trời sinh cỏ
Trời sinh voi,
Trời sinh cỏ -
Một tiền gà, ba tiền thóc
Một tiền gà,
Ba tiền thóc -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân em như cục cứt trôi sông
– Thân em như cục cứt trôi sông
Thân anh như con chó lác ngồi trông trên bờ
– Em ơi đừng nói dại khờ
Ba em ngày trước cũng chờ như anhVideo
-
Thôi thôi đừng nói nữa nà
-
Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo
-
Rắn rồng bắt chuột mái rui
-
Vật có thúi mới sinh giòi
Vật có thúi mới sinh giòi
Người có dạ xấu mới ăn lời gièm pha -
Anh có thương em thì cho em một đồng
Chú thích
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Khổng
- Không.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Trổ máng
- Cái máng nước (máng xối). Nhà ở thôn quê ngày trước thường có máng nước làm bằng ống tre hoặc thân cau khoét rỗng, đặt vòng quanh mái nhà để cản và dẫn nước mưa.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Con gái, cái bòn
- Con gái thường lấy của cha mẹ (bòn), kể cả khi đã đi lấy chồng.
-
- Nà
- Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
-
- Sạ
- Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Rắn rồng
- Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dớt
- Phát, quất, đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...