Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon
Tìm kiếm "bà mụ"
-
-
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Thanh Lâm, Đồng Sớm cũng đôi ba người
Nói ra sợ chị em cười
Lấy chồng tháng chín, tháng mười có conDị bản
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Làng trên xã dưới cũng đôi ba người
-
Ùm ùm tát nước gàu giai
-
Con cá lóc nằm trên bụi sặt
-
Vè uống rượu
Một chén giải cơn sầu
Hai chén còn nhơn đạo
Ba chén còn gượng gạo
Bốn chén nổi sân si
Năm chén sập thần vì
Sáu chén ngồi ghì xuống đó
Bảy chén thì đuổi chẳng đi
Tám chén lóc trộn lộn ra
Chín chén lóc trộn lộn vô
Mười chén ai xô tôi ngã
Mười một chén chửi cha ai xôDị bản
Uống một ly nhâm nhi tình bạn
Uống hai ly giải cạn cơn sầu
Uống ba ly mũi chảy đầy râu
Uống bốn ly ngồi đâu nói đó
Uống năm ly cho chó ăn chè
Uống sáu ly ai nói nấy nghe
Uống bảy ly làm xe lội nước
Uống tám ly chân bước chân quỳ
Uống chín ly còn gì mà kể
Uống mười ly khiêng để xuống xuồngMột xị giải phá cơn sầu
Hai xị mũi chảy đầy râu
Ba xị nằm đâu ngủ đó
Bốn xị cho chó ăn chè
Năm xị làm xe lội nước
Sáu xị vợ rước về nhà
Bảy xị ông bà chửi nát
Tám xị ra đống rác nằm
Chín xị lên băng ca
Mười xị ra nghĩa địaNhất xị mở mang trí hoá,
Nhị xị giải phá thành sầu,
Tam xị mũi chảy đầy râu,
Tứ xị ngồi đâu “đứa” đó,
Ngũ xị cho chó ăn chè,
Lục xị vợ đè cạo gió,
Thất xị mua hòm để đó,
Bát xị … cho nó chết luôn!
-
Có oản anh tình phụ xôi
Có oản anh tình phụ xôi
Có cam phụ quýt, có người phụ ta
Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn
Có mực anh phụ tình son
Có kẻ đẹp giòn anh phụ nhân duyên
Có bạc anh tình phụ tiền
Có nhân ngãi mới anh quên em rồiDị bản
Có bạc em tình phụ tiền
Có nhân ngãi mới em quên anh rồi
Có oản em tình phụ xôi
Có cam phụ quýt, có người phụ ta
Có quán tình phụ bóng đa
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn
-
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Một đoàn vợ lính trẩy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Dị bản
Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Ới yêng ơi, mưa từ trong Quảng mưa ra
Thân tôi là gái phải qua tầm chồng
Đôi hàng nước mắt ròng ròng
Bên vai còn mang khăn gói
Mặt trời đã tối
Kêu bến đò ngang hắn nỏ chèo
Hòn đá cheo leo
Thiếp tôi trèo mần răng cho đặng
Tôi hỏi thăm chú chăn trâu cùng o gánh nác
Đường tới Nam Định, thành Bắc nơi mô?
-
Ơn chàng đã có lòng vì
-
Một anh nói anh thương
-
Trên trời có đám mây xanh
Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời
Đôi ta muốn lấy nhau chơi
Cái duyên không định, ông trời không xe
Những nơi chết rấp bờ tre
Cái duyên cứ định trời xe em vào
Ba đồng một sợi chỉ đào
Áo gấm không vá, vá vào áo tơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Biết rằng lên ngược xuống xuôi cũng đành -
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nhà
Ba cô anh lạ cả ba
Bốn cô lạ bốn biết là quen ai?
Quen cô mụn áo vá vai
Bác mẹ khéo vá hay tài vá nên?
Nhác nom mụn vá có duyên
Hỏi rằng áo ấy ở miền đâu ra
Ở gần hay là ở xa
Cách tỉnh cách huyện hay là cách sông?
Xa xôi cách mấy cánh đồng
Để anh bỏ việc bỏ công đi tìmDị bản
Lạ lùng anh mới tới đây,
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nàng.
-
Nàng về anh gửi cái này
-
Cái cò chết tối hôm qua
-
Ngày xửa ngày xưa
Ngày xửa ngày xưa
Có mười ông vua
Một ông tịt mít
Chết một còn chín
Một ông ị rín
Chết một còn tám
Một ông vốc cám
Chết một còn bảy
Một ông đái bậy
Chết một còn sáu
Một ông láu táu
Chết một còn năm
Một ông sâu răng
Chết một còn bốn
Một ông lở rốn
Chết một còn ba
Một ông ghẻ da
Chết một còn hai
Một ông thối tai
Chết một còn một
Một ông toét mắt
Chết một là hết -
Trên đê Cố Ngự, nhớ chữ đồng tâm
-
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Bằng nay tưới Lựu, bằng mai tưới Đào
Thấy lời nhân nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại thế, lựu đào ba đông -
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về -
Hoa ơi hoa nở làm chi
-
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
-
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Suốt một đêm dài chị nói vân vi
Nhà chị chẳng thiếu thứ chi
Muốn mặc của gì chị sắm cho ngay
Bây giờ chị gọi: bớ Hai!
Mau mau trở dậy thái khoai đâm bèo
Thưa chị: cám bã còn nhiều
Rau khoai em thái từ chiều hôm qua
Xin chị cứ ở trong nhà
Nồi cơm ấm nước đã là có em
Đêm đêm chị nổi cơn ghen
Chị phá bức thuận, chị len mình vào
Tay chị cầm một con dao
Chị nổi máu hồng bào, nhà cửa tan hoang
Hầm hầm mặt đỏ như vang
Chị la, năm bảy xã làng đổ ra
Chú thích
-
- Thanh Lâm
- Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
-
- Đồng Khê
- Tên nôm là Đồng Sớm, nay thuộc xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Se
- Khô.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Sặt
- Một loại cây, thuộc họ cây trúc rừng, thân nhỏ, rất thẳng và chắc, sống nơi có khí hậu ẩm, mát mẻ. Cây phát triển chậm nhưng tươi tốt quanh năm. Măng sặt chỉ to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Nghi nga
- Thả sức, tha hồ.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Thần vì
- Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Xị
- Đơn vị đo thể tích (thường là rượu) của người bình dân, cỡ 1/4 lít.
-
- Băng ca
- Cáng y tế dành khiêng người bị thương hoặc đau ốm, lấy từ từ brancard trong tiếng Pháp.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Ba Đồn
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ba Đồn nằm sát bờ sông Gianh lịch sử - ranh giới tự nhiên thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Lúc ấy quân chúa Trịnh đóng trong ba cái đồn lớn chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn, phiên chợ nổi tiếng miền Trung cũng xuất hiện trong thời kì ấy.
-
- Châu Ô
- Tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn, phía Nam tỉnh Quảng Trị. Châu Ô cùng với Châu Rí là vùng đất cũ của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ cầu hôn công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, và dâng hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa, thu nhận hai châu, rồi đổi châu Ô làm Thuận Châu, châu Rí làm Hóa Châu.
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Bắc Thành
- Địa danh chỉ một đơn vị hành chính cấp cao đầu triều Nguyễn, quản lý 11 trấn (tương đương cấp tỉnh ngày nay) ở phía bắc Việt Nam. Đơn vị này được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802, được sử dụng cho đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng thì bị bãi bỏ. Bắc Thành được chia làm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn, tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Nội trấn là các trấn đồng bằng và trong nội địa, bao gồm: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương. Ngoại trấn bao gồm các trấn miền núi và giáp với Trung Quốc: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên.
-
- Phương tiện
- Đối đãi, xử trí mọi việc (từ cũ).
Khi chè chén khi thuốc thang,
Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.
(Truyện Kiều)
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Xa kê
- Còn gọi là sa kê, cây bánh mì, loài cây thân gỗ, lá to và dày. Nhựa cây màu trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền (bít các kẽ, lỗ hổng). Quả hình trứng, thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế (quả khô), chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến bằng cách quay, nướng, chiên hay luộc. Rễ, lá, vỏ và nhựa được dùng làm vị thuốc.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Rấp
- Chôn vùi đi không thấy nữa.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Thung
- Vùng đất rộng.
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Cuốc chim
- Loại cuốc có lưỡi dài thẳng góc với cán thành hình chữ T, một đầu nhọn, một đầu to và bẹt, dùng để cuốc đất hay đá.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Vong
- Vong hồn (nói tắt).
-
- Cổ Ngư
- Tên một con đê ngăn giữa hồ Trúc Bạch và hồ Tây, được cho là đắp hồi đầu thế kỉ 17 để tiện việc đánh bắt cá. Ban đầu đê được gọi là Cố Ngự (nghĩa là "giữ cho vững"), sau đọc trại thành Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
-
- Tự vẫn
- Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Chợ Quả Linh
- Một chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Trình
- Một cái chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Viềng
- Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Máu hồng bào
- Máu ghen.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.