Kẻ nói suông như vườn cỏ dại
Tìm kiếm "đãi cát"
-
-
Con chim xanh đứng bóng thở dài
-
Áo bà ba cái vắn cái dài
Áo bà ba cái vắn cái dài
Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô
– Bành tô xấu mặt dễ nhìn,
Anh bận cho có túi để đựng cục tình của emDị bản
Bà ba cái ngắn cái dài
Anh mặc chi hoài cái áo bành tô
-
Em tham nơi quần rộng áo dài
-
Sông Gò Quao sóng lớn lượn dài
-
Anh ham giàu là anh ham dại
-
Ỉa đồng một bãi bằng vạn đại quận công
-
Cá chả ăn câu thiệt là cá dại
-
Anh biểu em đừng thở vắn than dài,
-
Tiếc đám phù dung mọc chung cỏ dại
-
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
-
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
-
Ai không ăn gai đầu mùa là dại, ai không ăn mít trái mùa là ngu
-
Bóc ngắn, cắn dài
Bóc ngắn, cắn dài
-
Mít mật, mít dai
Mít mật, mít dai
Mười hai thứ mít
Đi vào ăn thịt
Đi ra ăn xôi
Chú chẳng nghe tôi
Tôi bịt mắt chú
Ăn đâu ẩn kín
Lúa chín thì về! -
Khôn nhìn mặt, dại nhìn gan
Khôn nhìn mặt, dại nhìn gan
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ngắn sướng ngoài, dài sướng trong, cong cong sướng chính giữa
Ngắn sướng ngoài, dài sướng trong, cong cong sướng chính giữa
-
Trâu điên, bò dại, trai Xây dựng
Trâu điên, bò dại, trai Xây dựng,
Lợn xề, dê cái, gái Bách khoa -
Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng
Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng
-
Anh thương em, thương dại thương dột
Chú thích
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Áo bành tô
- Gốc từ tiếng Pháp paletot, loại áo khoác ngoài may theo kiểu phương Tây, bằng vải dày, tay dài, khuy áo to.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Nhà Ngang
- Tên một con rạch thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Hoạnh tài
- Tiền tài bất ngờ mà có (từ Hán Việt). Hiểu rộng ra là của cải bất nghĩa, kiếm được không chính đáng.
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cửa sài
- Từ chữ sài môn, nghĩa là cổng củi, cổng của nhà nghèo.
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Thượng lộ
- Lên đường (chữ Hán). Thường đi chung với bình an thành thượng lộ bình an.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).