Con chim xanh đứng bóng thở dài
Thương anh áo cộc vá vai hai lần
Cái áo tứ thân cái quần năm lá
Em hỏi rằng ai vá cho anh
Một ngày hai bữa cơm canh
Lấy ai lo liệu cho anh một đời
Thủy chung có bấy nhiêu lời
Anh về lo liệu lấy người làm ăn
Tìm kiếm "thờ cúng, cúng giỗ"
-
-
Chớ thấy miếu rách bỏ thờ
-
Quan làng Sọ như lọ Thổ Hà
-
Trèo đèo bẻ lá đề thơ
-
Ngồi buồn đọc sách ngâm thơ
-
Hò thời hò truyện hò thơ
-
Đêm khuya vắng vẻ anh thỏ thẻ hỏi nàng
-
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
-
Lên rừng bẻ lá đề thơ
-
Chưa nói mà đã thẹn thò
Chưa nói mà đã thẹn thò
Phải chịu thiệt thòi trong việc làm ăn -
Ra về giữ bốn câu thơ
Ra về giữ bốn câu thơ
Câu thương câu nhớ câu chờ câu mong -
Tổ tiên để lại em thờ
-
Một tay bế lũ con thơ
-
Thương dân dân lập đền thờ
Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương -
Trai Tân Trúc chặt tre thở hoi hóp
-
Mười hai giờ kiểng đổ nhà thờ
-
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Rước em về hai họ chứng minh. -
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
-
Nằm chình chòng như Tôn Tẫn xem thơ
Chú thích
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Phù Lỗ
- Tên Nôm là làng Sọ, một ngôi làng nay thuộc địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây có đền Sọ, thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương sau này.
-
- Thổ Hà
- Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mẻ ơ
- Cũng gọi là miểng ơ, miếng bể còn tương đối lớn của nồi đất, vẫn còn dùng được để rang kho chút ít.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Sông Cầu
- Còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông đã ghi dấu vào lịch sử với trận Như Nguyệt năm 1077, khi quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bại đội quân xâm lược hơn ba mươi vạn quân của nhà Bắc Tống.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Tương truyền bài ca dao ra đời hưởng ứng chiếu "Cần Vương" của vua Hàm Nghi.
-
- Nhận
- Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
-
- Tân Trúc
- Một làng nay thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
-
- Đông Hà
- Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
-
- Kẻng
- Cũng gọi là kiểng, một dụng cụ bằng kim loại được treo để đánh báo hiệu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tôn Tẫn
- Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.
-
- Binh cơ
- Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
-
- Yên hà
- (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ hạc là người quen
(Nguyễn Du)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bài này tả một người hút thuốc phiện.