Ruộng gò cấy lúa Nàng Co
Thương anh thì thương đại, đừng để anh gò mất công
Tìm kiếm "Đại Từ"
-
-
Người ta đãi đỗ đãi vừng
-
Trăm năm ghi tạc chữ đồng
-
Cá buồn cá lội thung thăng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh làm ông đại trụ, đứng chánh tế giữa làng
-
Khăn lau nước mắt ướt mèm
Khăn lau nước mắt ướt mèm
Xuống lên không đặng vì em có chồng
– Hai bên nhân nghĩa đạo đồng
Nghĩa em không phụ, đạo đồng em không quên -
Có trầu mà chẳng có vôi
-
Vọng phu hoá đá chờ chồng
-
Câu dưỡng nhi chờ khi đại lão
-
Bắc thần đã mọc xê xê
-
Thuyền dời ra khỏi Pháo Đài
-
Trầu vàng góp bến sông Bung
-
Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao
-
Xuôi thuyền Kỳ Lộ
-
Vải hồng dãi nắng mau phai
Dị bản
-
Tham vàng bỏ ngãi mặc ai
-
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Dị bản
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Em thề thương bạn như chồng của emMuốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Tôi đây thương bạn như chồng bạn thương
-
Thuyền ai đỗ bến đợi chờ
-
Con gái đương thời
Con gái đương thời
Phải nơi thì đặt
Cái áo em mặc
Giăng mắc hoa hồng
Trong yếm đại hồng
Chuỗi xe con toán
Cái quai dâu chạm
Em đội lên đầu
Cái nhôi gắp dâu
Quấn vào đỏ chói
Cái miệng em nói
Có hai đồng tiền
Như cánh hoa sen
Giữa ngày mới nở
Mẹ em đi chợ
Có gánh có gồng
Anh đứng anh trông
Má hồng đỏ thắm
Anh đứng anh ngắm
Đẹp đẽ làm sao
Con cái nhà nao
Chân đi đẹp đẽ
Anh có vợ rồi
Không lẽ anh sêu. -
Một duyên, hai nợ
Chú thích
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Gò
- Tán tỉnh (phương ngữ).
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Thung thăng
- Tung tăng.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.
-
- Đại trụ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại trụ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chánh tế
- Người phụ trách tế lễ trong các lễ nghi ngày trước.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Lễ khai niên
- Lễ cúng đầu năm mới để cầu may mắn, phát đạt.
-
- Ông gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Dưỡng nhi
- Nuôi nấng con cái (chữ Hán).
-
- Đại lão
- Tuổi già, người già (chữ Hán).
-
- Vóc
- Thân hình, thân thể con người.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Kim Dữ
- Tên một hòn đảo ngoài khơi biển Hà Tiên. Theo truyền thuyết dân gian, Kim Dữ ngày xưa là một hòn đảo nhỏ, có con giao long ẩn mình dưới núi. Khi nó cựa mình thì hòn núi bị xê dịch, có khi gần bờ, có khi xa bờ. Do núi Kim Dữ có vị trí hiểm yếu, phòng thủ, trấn giữ phía biển của trấn Hà Tiên, năm 1831, nhà Nguyễn cho đắp đồn lũy trên đảo, đặt súng thần công. Từ đó hòn đảo này có tên gọi là Pháo Đài. Địa danh Pháo Đài hiện nay là một phường thuộc Hà Tiên.
-
- Hòn Chảo
- Cũng gọi là núi Ông Chao, một quả núi nay thuộc địa phận xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Để phòng những cuộc tấn công bất ngờ của hải tặc, năm 1735 tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích lên thay cha (Mạc Cửu) đã ra tay trấn cướp và còn cho lập trên đỉnh núi này một đàn trời rộng lớn làm nơi đốt lửa báo nguy cho Phương Thành (Hà Tiên) khi cần ứng cứu. Lưu ý phân biệt với hòn đảo cùng tên thuộc địa phận Đà Nẵng.
-
- Cổ Tron
- Cũng gọi là hòn Lớn, một hòn đảo thuộc quần đảo Nam Du, nay là xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Xem truyện ngắn Hòn Cổ Tron của nhà văn Sơn Nam.
-
- Sông Bung
- Tên một nhánh ở đầu nguồn sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Dọc đôi bờ sông ngày xưa có rất nhiều rừng trầu, vì vậy sông còn có tên là sông Trầu. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
-
- Đại Mỹ
- Tên một làng thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nơi có dòng sông Bung chảy qua. Làng Đại Mỹ từ xưa nổi tiếng có giống cau cho trái to, buồng dày, ăn rất giòn. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vàm Tấn
- Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
-
- Cù Lao Dung
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo từng giai đoạn lịch sử, vùng đấy này từng có các tên gọi Huỳnh Dung Châu, Cù Lao Vuông, Cù Lao Duông, Cù Lao Kăk-tunh (có sách viết Koh-tun). Trong quyển Tự vị tiếng nói Miền Nam, Vương Hồng Sển giải thích: Đây là cách gọi của người Khmer, người Kinh phiên ra là Cù Lao Cồng Cộc (hoặc Cù Lao Chàng Bè), loại chim trước đây sống nhiều ở khu vực này.
-
- Kỳ Lộ
- Cũng gọi là sông Cái, một con sông lớn chảy qua tỉnh Phú Yên. Sông dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m tại giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy qua các huyện Đồng Xuân, Tuy An, đổ ra cửa biển Tiên Châu với một phân lưu đổ vào đầm Ô Loan. Các chi lưu của nó là Cà Tơn, suối Cối, Thác Dài. Đoạn chảy trên địa phận tỉnh Phú Yên dài 76 km. Phần thượng lưu của sông chảy giữa các dãy núi, nên hẹp, sâu và có độ dốc lớn. Mùa mưa trên sông hay có lũ. Do có đặc điểm như vậy, hàng ngàn năm những chân núi mà sông đi qua bị bào mòn tạo ra nhiều cảnh quang thiên nhiên đẹp và nên thơ. Tới hạ lưu, sông rộng hơn; hai bên bờ có nhiều bãi cát phẳng. Mùa hè nước sông trong veo tươi mát màu ngọc bích, có nơi nhìn thấy đáy sông.
-
- Dãi
- Phơi ra giữa trời, chịu tác động của những biến đổi thời tiết.
-
- Chàm
- Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông dải non mài
- Nguyên văn chữ Hán: "Lệ sơn đái hà" (ngọn núi nhỏ như hòn đá mài, dòng sông hẹp bằng dải thắt lưng, ý nói sự thay đổi biến chuyển lớn lao trong trời đất) thường dùng khi thề nguyền. Hán Cao Tổ (Trung Quốc) sau khi thống nhất thiên hạ, phân phong đất đai cho các tướng lĩnh, chư hầu, lập lời thề rằng: Dù núi Thái Sơn có mòn đi như hòn đá mài, sông Hoàng Hà có thu lại bằng dải thắt lưng, thì đất phong của các ngươi vẫn mãi mãi yên ổn, truyền đến con cháu.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Đại hồng
- Một loại sứ có hoa màu đỏ, to. Thân nhánh màu xanh xám, lá thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt. Cây thường được trồng làm cảnh, rất siêng hoa (có hoa quanh năm).
-
- Sêu
- (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.