Anh về báo nghĩa sinh thành
Chừng nào bóng xế rủ mành sẽ hay
Tìm kiếm "bao giờ"
-
-
Anh hiếu bao nhiêu gọi rằng hiếu nghĩa?
-
Cây không bào mà trơn
-
Phận bèo bao quản nước sa
-
Họ Trương bạo cãi
-
Trời làm bão lụt mênh mông
Trời làm bão lụt mênh mông,
Cầu trôi, bực lở, ai bồng em qua? -
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về -
Em ơi chị bảo em này
Em ơi chị bảo em này
Trứng chọi với đá có ngày vỡ tan -
Con ơi mẹ bảo câu này
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời ! -
Khôn ngoan thì bảo rằng ngoa
-
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Làm thì xương sống xương sườn phơi ra. -
Cha đời đứa bảo tao già
-
Ác giả ác báo vần xoay
-
Con tôm nó bảo con cò
Con tôm nó bảo con cò
Ngày nào mày cũng đi mò chúng tao -
Em ơi chị bảo câu này
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mẹ em cứ bảo không lồn
Mẹ em cứ bảo không lồn
Cái chi dưới háng như cồn cỏ may -
Lại đây tui bảo chút xíu, bớ nàng
-
Ai về đừng bảo cầm khăn
Ai về đừng bảo cầm khăn
Có một đồng bạc để dành cưới em
Ba hào thời để mua tem
Mời hết thiên hạ anh em xa gần
Cưới em ăn uống linh đình
Sơn Tây, Hà Nội đồn mình lấy ta
Một hào anh mua con gà
Hào hai đi chợ, hào ba đi tàu
Năm xu mua gói thuốc lào
Hào tư mua gói chè tàu uống chơi
Một hào đong gạo thổi xôi
Năm xu mua thịt, còn thời rau sưa
Anh ngồi anh tính cũng vừa
Cưới em đồng bạc còn thừa một xu. -
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm nay anh lại hững hờ với em -
Yêu nhau thì bảo nhau cùng
Chú thích
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cổ Chiên
- Tên một phân lưu của sông Cửu Long, có chiều dài 82km, bắt nguồn tại tỉnh Vĩnh Long, chảy qua Trà Vinh trước khi đổ ra biển tại hai cửa sông là cửa Cung Hầu (Bến Tre) và cửa Cổ Chiên (Trà Vinh). Có thuyết cho rằng tên sông có liên quan đến một sự kiện lịch sử cuối thế kỷ 18: Vào năm 1785, khi bị đại bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tàn quân của Nguyễn Ánh phải dùng thuyền chạy trốn xuống phía Nam, đến dòng sông này bị thuyền của quân Tây Sơn đuổi theo sát quá, quan quân của Nguyễn Ánh cuống quít, sợ hãi đã làm rơi cả trống (cổ) và chiêng lệnh (chinh) xuống sông. Từ đó, nhân dân địa phương gọi tên sông là Cổ Chiên (do đọc trại từ "Cổ Chinh" mà ra).
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đặc điểm của ba tộc họ lớn ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Đắc nghĩa
- Trọn nghĩa.
-
- Họ mạc
- Bà con họ hàng.
-
- Ngoa
- Lắm điều, nói những chuyện không đúng sự thật.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Giả
- Người (từ Hán Việt).
-
- Tam Tầng
- Cũng gọi là Tam Từng, một ngọn núi nay thuộc xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "Núi Tam Tầng ở xã Nam Ngạn (nay là xã Quang Châu) cách huyện lị Việt Yên 9 dặm về phía đông, ba tầng núi chồng chất lên, trên có chùa cổ, bên cạnh là đường cái quan…" Tại đây đã xảy ra nhiều trận chiến giữa quân ta và giặc ngoại xâm phương Bắc vào các thời nhà Lý, Trần, Lê.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Rau sưa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rau sưa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gạn gùng
- Gạn, lấy phần đục hay phần trong ra (gạn nước vối, gạn vỏ đậu...). Nghĩa bóng là hỏi cho đến cùng.
Gạn gùng ngành ngọn cho tường
Lạ lùng nàng hãy tìm đường nói quanh
(Truyện Kiều)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.