Tìm kiếm "bờ nước"
-
-
Hỏi đâu trúc mọc bờ ao
Hỏi đâu trúc mọc bờ ao
Ai xinh, ai đứng nơi nào cũng xinh
Hỏi đâu táo rụng sân đình
Sầu ai đong đấu cho mình đến vay!Dị bản
Trúc xinh trúc đứng bờ ao
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinhTrúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
-
Mẹ em đẻ em trong bồ
Dị bản
Mẹ em đẻ em trong bồ
Anh nghĩ chuột nhắt, cũng vồ được em
-
Ai bì anh có tiền bồ
-
Hát cho chó cắn bò lồng
Hát cho chó cắn, bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo
Hát cho chó cắn, bò kêu
Hát cho ông lão trong lều bò ra -
Yếu trâu hơn khỏe bò
Yếu trâu hơn khỏe bò
-
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
-
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
-
Mưa từ trong núi mưa ra
-
Nam mô Bồ đề, Bồ Tát
-
Chê thằng bồ hóng
-
Bong bóng thì chìm
-
Con hổ con hô
Con hổ con hô
To như cái bồ
Hắn ngồi trong bụi
Hắn vội nhảy ra
Hắn bắt ông già
Hắn vồ con nít
“Thùng thùng”
Ai ở đâu thì ra cho hết
Đánh chết con hổ
Con hổ con hô… -
Tới đây không hát thì hò
-
Nhất thì bộ Lại, bộ Binh
-
Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc
-
Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Tham vì một nỗi tốt râu mà lành -
Con khỉ hái một trái chanh
Con khỉ hái một trái chanh
Ngỡ rằng trái chín trên cành thì ngon
Ruột chua loét, vỏ bồ hòn
Cắn rồi liền nhả, lăn tròn trái chanh
Ê răng khỉ mới dặn mình
Phải dò trong ruột, chớ tin bề ngoài -
Con chuột rúc rích ao cần
Con chuột rúc rích ao cần
Chồng thức vợ ngủ, chồng lần ra đi
Chồng đánh bạc vợ khóc tỉ ti
Năm xung tháng hạn, của đi thay người
Nó đánh chuyến trước hết bảy quan hai
Cửa nhà cơ nghiệp, quần dài áo bông
Bán đi trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn bằng lòng chồng con
Đắng cay như ngậm bồ hòn
Đắng thì phải chịu, thở than người cười -
Nam mô bồ tát bồ hòn
Chú thích
-
- Xổi
- Cách muối (dưa, cà) nhanh, làm ăn ngay trong ngày.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bì
- Sánh bằng.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Bồ đề
- Danh từ dịch âm từ tiếng Phạn bodhi, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ. Đây là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ trạng thái thông suốt, nhận rõ được bản thân và vạn vật của người tu hành.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Chuối chát
- Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.
-
- Bồ hóng
- Bụi than đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp, đáy nồi... trong quá trình nấu nướng.
-
- Ghẻ
- Loại bệnh do ký sinh trùng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Người ta biết bệnh ghẻ từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người. Bệnh ghẻ mang tính chất lây truyền và thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, hay thành dịch khi có chiến tranh, đợt di dân, sau hội hè, các trại giam...
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bộ Lại
- Cũng gọi là lại bộ, cơ quan hành chính thời phong kiến tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Lại giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn. Đứng đầu Bộ Lại là Thượng thư bộ Lại (Lại bộ Thượng thư).
-
- Bộ Hộ
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hộ tùy theo triều đại mà giữ các việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt, chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước. Đứng đầu bộ Hộ là Thượng thư bộ Hộ.
-
- Bộ Hình
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hình giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình. Đứng đầu bộ Hình là Thượng thư bộ Hình.
-
- Bộ Công
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Công coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi. Đứng đầu bộ Công là Thượng thư bộ Công.
-
- Bộ Lễ
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Lễ giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc. Bộ này trông coi việc tổ chức và kiểm soát vấn đề thi cử chọn người tài ra giúp triều đình; tương đương với bộ học thời nhà Nguyễn và bộ giáo dục và bộ văn hóa thông tin ngày nay. Đứng đầu bộ Lễ là Thượng thư bộ Lễ.
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Năm xung tháng hạn
- Thời kì gặp nhiều rủi ro, tai họa, theo quan điểm về lí số. Ví dụ, những người sinh vào năm thân thì dễ gặp xui xẻo trong những "năm xung" là Dần, Thân, Tị, Hợi.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.