Tìm kiếm "đắng như"
-
-
Con tôm nhảy ngọn nước ròng
-
Lọ là cầu khẩn Phật Trời
-
Ngọn lang trắng, ngọn vắn ngọn dài
-
Có phải bánh không chân nên anh gọi bánh bò
-
Tháng giêng khô hạn, bàu cạn sen tàn
Dị bản
Tháng ba trời hạn sen tàn
Đêm nằm trải lá gan vàng đợi anh
-
Chỉ điều xe tám đậu tư
-
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
Cũng hun má lúm đồng tiền của em -
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Ve kêu réo rắt đầu truông
-
Người ngoan lên bãi hái chè
-
Đôi bên bác mẹ cùng già
-
Một trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp
– Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi chẳng ai rang?
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua?
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa xin theo
– Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa tính sao?Dị bản
– Trong trăm loại dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Trong trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
Trong trăm thứ than, than chi là than không quạt?
Trong ngàn thứ bạc, bạc chi là bạc không đổi không tiêu?
Trai nam nhi chàng đối đặng, dải lụa điều em trao
– Trong trăm loại dầu, nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp, lắp bắp mồm miệng là bắp không rang
Trong trăm thứ than, than thở than thân là than không quạt
Một ngàn thứ bạc, bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi không tiêu
Trai nam nhi anh đà đối đặng, dải lụa điều ở đâu?
Video
-
Ai về xóm Bóng quê nhà
-
Khi xưa biển rộng sông dài
-
Gặp đây anh nắm cổ tay
-
Phượng chắp cánh, lòng còn đợi gió
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc
Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Miệng kêu bớ chú tài công
Khoan khoan, chậm chậm,
Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân.Dị bản
Tàu xúp lê một, còn than còn thở,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc…
Hai tay tôi vịn song sắt, chắc lưỡi kêu trời,
Ngỡi nhân đứng đó, nghẹn lời khó phân.Xúp lê một, còn than còn thở,
Xúp lê hai, nửa ở nửa về,
Xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Tay vịn song sắt miệng chắc lưỡi kêu trời,
Chồng Nam vợ Bắc sống đời đặng sao?Tàu xúp lê một
Em ơi anh còn trông còn đợi
Tàu xúp lê hai
Anh còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba
Tàu ra biển Bắc
Tay anh vịn song sắt nước mắt nhỏ từng hồi
Trời ơi nhân nghĩa của tôi xa rồi
Bướm xa tại nhụy, anh với em xa rồi cũng bởi tại ai?Tàu xúp lê một em còn trông đợi
Tàu xúp lê hai em còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra biển
Hai tay em vịn song sắt nước mắt nhỏ dòng
Em kêu hỏi chú tài công
Lấy khăn lông em chặm
Đạo vợ chồng ngàn dặm em không quên.
-
Anh về làm rể dưới Đăng
Chú thích
-
- Đánh đàng xa
- Vung vẩy hai tay theo nhịp bước đi (phương ngữ miền Trung).
-
- Xóm Bầu
- Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Phúc đẳng hà sa
- Phúc nhiều như cát ở sông (thành ngữ Hán Việt). "Hà sa" nguyên trong câu thành ngữ "Hằng hà sa số" trong Phật giáo, nghĩa là số lượng cát của sông Hằng (một con sông lớn ở Ấn Độ, có cát rất mịn).
-
- Cải cúc
- Còn gọi là rau tần ô, một loại rau có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, có thể dùng ăn sống như xà lách, hoặc chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Cải cúc còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Xít
- Gần sát (phương ngữ Quảng Nam).
-
- Gan vàng dạ sắt
- Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Cá ngừ
- Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xóm Bóng
- Còn gọi là bến Bóng, một địa danh thuộc thành phố Nha Trang. Xóm Bóng gồm hai phần: một nằm bên bờ sông Cái, nơi sông đổ ra biển Đông qua cửa Lớn, và phần còn lại là cù lao trên sông. Giữa hai phần này là cầu xóm Bóng, đứng trên cầu có thể thấy tháp Bà Ponagar, thắng cảnh nổi tiếng của Khánh Hòa.
Tên xóm Bóng bắt nguồn từ một thói quen của làng cù lao xưa: Vào các dịp lễ vía cúng bà, tức thánh Mẫu Thiên Y A Nam, những "cô bóng, bà bóng" của làng lại tập trung múa hát.
-
- Múa dâng Bà
- Một điệu múa trong lễ hội Tháp Bà, một lễ hội truyền thống ở tỉnh Khánh Hòa. "Bà" là từ dân gian dùng để kính gọi Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Tre non đuôi én
- Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Tài công
- Người phụ trách lái tàu, thuyền chạy bằng máy. Từ này có gốc từ giọng Quảng Đông của "tải công."
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Đăng
- Tên một làng chài nay thuộc xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Bát bịt
- Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
-
- Tôm rằn
- Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.