Cửa quyền bướm liệng lăng xăng
Muốn chơi tứ hữu lỗi ngần tam cang
Cửa quyền bướm liệng lăng xăng
Dị bản
Cửa quyền con bướm lăng xăng
Biểu đừng rộn rực mà trăng xa đèn
Cửa quyền con bướm lăng xăng
Biểu đừng rộn rực mà trăng xa đèn
Sống lâu lên lão làng
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
Ta về ta ở làng ta,
Ôm cây cột cháy vẫn là thơm danh
Anh ơi duyên phận lỡ làng,
Xin anh để tiếng phi thường cho em.
Ước gì kẻ lạ người quen,
Gần xa nhắc đến chồng em anh hùng.
Thu đông lệ nhỏ đôi dòng,
Anh đi em ngỏ tấm lòng cùng anh.
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai
Vừa ăn cắp vừa la làng
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
Xem vở cải lương Cờ nghĩa giồng Sơn Quy nói về cuộc khởi nghĩa Trương Định.