Có đầu mà chẳng có đuôi
Nhiều chân mà lại chẳng đi bao giờ
Tìm kiếm "bao lâu"
-
-
Tre già tre nỏ lo chi
-
Hèn mà làm bạn với sang
Dị bản
Hèn mà làm bạn với sang
Kẻ ngồi người đứng có ngang nhau bao giờ
-
Tóc dài thì tốn tiền chanh
-
Con chim chích choè
Con chim chích chòe
Mày ngồi đầu hè
Mày nhá gạo rang
Bảo mày vào làng
Mày kêu gai góc
Bảo mày gánh thóc
Mày kêu đau vai
Bảo mày ăn khoai
Mày kêu khoai ngứa … -
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Cái thân làm bé thảnh thơi bao giờ -
Em có chồng như cá ở ao
-
Cồng cộc bắt cá dưới sông
-
Anh lớn anh mặc áo đỏ
-
Vai kia gánh lắm cũng chồn
-
Trên cao đã có thánh tri
-
Loài người đạo thảo không rành
Loài người đạo thảo không rành
Sánh loài cầm thú khác mình bao nhiêu -
Cha mẹ sinh ra tuổi đà lên tám
-
Gà cồ mà ăn tấm nong
-
Có lưỡi có cả luôn răng
-
Dầu em có xuống suối vàng
-
Cây đa rụng lá đầy đình
Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. -
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao -
Ta lên Hà Nội tìm mình
-
Nhạn về biển bắc, nhạn ơi
Chú thích
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Chồn
- Mỏi, chán.
-
- Thánh tri
- Thánh biết.
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Nhộn nhàng
- Rộn ràng.
-
- Lai hoàn cựu đô
- Quay về kinh đô cũ.
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hồi
- Quay về (từ Hán Việt).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.