Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh cù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng?
Mười một em hãy còn son
Mười hai vú dậy đã tròn như vung
Mười ba em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ thai …
Tìm kiếm "đàng xa"
-
-
Vè ở đợ
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Thiện Tân
Mầu mộng muôn phần
Cơm khuya không có
Đi thời tó hó
Về lại tăng hăng
Chờ đặng bữa ăn
Ngã lăn thần tướng
Thân tôi ở mướn
Nó cực vô hồi
Bởi chú nói rồi
Nên tôi mới mắc … -
Bao giờ cho đặng thảnh thơi
Dị bản
-
Nước sông lững đững lờ đờ
Nước sông lững đững, lờ đờ
Thương thì nói vậy, biết chờ đặng không?Dị bản
Nước sông lững đững, lờ đờ
Đò đâu chẳng thấy anh chờ hết hơi
Video
-
Anh nói với em như nứa chẻ hai
-
Này rìu này đục sẵn sàng
-
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
-
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
Bây giờ em đặng chữ vu quy
Em ham nơi quyền quý, em sá gì nghĩa anh.Dị bản
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu,
Hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly
Bây giờ bậu đặng chữ vu quy
Ham nơi quyền quý chẳng nghĩ gì tới qua
-
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Lấy em không đặng cạo đầu đi tuDị bản
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Tới cùng mình không nên nghĩa, nguyện cạo đầu đi tu
-
Anh về thắt rế kim cang
-
Nước ròng con cá trở về sông
-
Tay cầm phải trái bưởi non
Tay cầm phải trái bưởi non
Biết sao cho đặng vuông tròn hỡi anh? -
Hai tay ôm trái bưởi non
Hai tay ôm trái bưởi non
Biết làm sao đặng vuông tròn với anh -
Mưa sa lác đác gió táp lạnh lùng
-
Tai nghe chàng đặng chỗ tri âm
-
Em là con gái Đàng Trong
-
Nào khi nghèo khổ có ai
-
Anh ơi bớt thảm bớt sầu
-
Canh hãy còn khuya, đàng về thăm thẳm
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Mầu mộng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mầu mộng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngã lăn thần tướng
- Ngã lăn quay ra đất (cách nói của Nam Bộ).
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Phu nhân
- Tiếng gọi vợ hoặc đàn bà có chồng (từ Hán Việt).
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu, hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
- Giàu cùng chung vui, nghèo cùng chung lo, gặp hoạn nạn thì cứu nhau, sống chết không chia lìa. Đây là những câu người ta hay thề khi kết nghĩa anh em, vợ chồng.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Kim cang
- Một loại cây dây leo mọc hoang tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta, còn có tên gọi là khúc khắc, thổ phục linh, củ cun, kim cang mỡ, cây nâu... Củ và lá cây là vị thuốc chữa các bệnh như ghẻ lở, đau nhức. Thân cây khi phơi khô trở nên rất bền chắc, hay được dùng để đan lát đồ gia dụng.
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- Giải muộn
- Cởi bỏ nỗi buồn rầu, phiền muộn trong lòng.