Khuyên anh ở lại chốn này
Để em về bển, cha mẹ ngầy em chịu cho
Tìm kiếm "Ô Quan Chưởng"
-
-
Làm nhà ở dựa bờ sông
Làm nhà ở dựa bờ sông
Sáng trông cá lội chiều trông chim gùDị bản
Làm nhà ở cạnh bờ sông,
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù.
-
Chim vỡ ổ khắp ngàn xao xác
-
Ăn đời ở kiếp
Ăn đời ở kiếp
-
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Gió nam thổi xuống hướng nào cũng thơm -
Em ơi ở lại đừng phiền
Em ơi ở lại đừng phiền,
Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em -
Giã em ở lại vuông tròn,
-
Chàng ơi ở lại mà chơi
-
Thương nhau ở dưới gốc đa
-
Anh về ở trển cho vui
-
Anh về ở trỏng Ma Liên
-
Làm trai ở đất kinh đô
-
Bình bồng ở giữa giang tân
Bình bồng ở giữa giang tân
Bên tình bên nghĩa biết thân bên nào?
– Nhứt lê, nhì lựu, tam đào
Bên tình, bên nghĩa, bên nào cũng đồng thânDị bản
-
Bởi anh ở bạc nhiều bề
Bởi anh ở bạc nhiều bề
Cho nên cá mới bỏ về vực sâu -
Lui lui ớ bạn lui lui
-
Năm non ở tại núi Đà
-
Quê anh ở phú bên nhà
Quê anh ở phủ bên nhà
Nhà anh phú quý vinh hoa nhất miền
Bấy nay đi kén bạn hiền
Bây giờ mới gặp thuyền quyên má hồng
Hỡi cô tát nước gàu sòng
Hỏi rằng cô đã có chồng hay chưa?
Không chồng làm cuộc mây mưa
Ruộng khô mạ héo bao giờ cho tươi
Âm dương vẫn sẵn tính trời
Cùng nhau ta tát gàu giai cho đầy -
Nốt ruồi ở cổ, có lỗ tiền chôn
Nốt ruồi ở cổ, có lỗ tiền chôn
-
Mấy ai ở đặng hảo tâm
-
Trộm xem ở nội xứ này
Chú thích
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Rầy
- Làm phiền.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Trỏng
- Trong ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ma Liên
- Tên một làng biển nay thuộc thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chợ Ma Liên (nay là chợ Mỹ Quang). Ngày xưa, ranh giới giữa hai làng Phú Quý (Mỹ Quang hiện nay) và Long Thủy có một bãi cát rộng làm nơi chôn cất người chết, rất nhiều mồ mả. Theo truyền thuyết, xưa thường hay có người âm trà trộn vào đi chợ.
-
- Kinh đô ở đây là Huế.
-
- Mọi Cà Lơ
- Tên gọi có hàm ý khinh miệt người Bru-Vân Kiều (còn gọi người Mang Coong, Khùa, Trì), một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các vùng núi Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk và Thừa Thiên-Huế. Tên gọi Cà Lơ (tiếng người Bru gọi nhau, nghĩa là bạn) xuất phát từ một tập tục kết nghĩa của người Bru, theo đó, hai người đã "kết nghĩa cà lơ" với nhau thì tình cảm gắn bó còn hơn ruột thịt.
-
- Bình bồng
- Bềnh bồng (cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt). Cũng như song thân.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Ngũ Hành Sơn
- Còn có tên là núi Non Nước, một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Thất Sơn
- Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
-
- Phủ
- Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Vinh hoa
- Vẻ vang, được hưởng sung sướng về vật chất (từ Hán Việt).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Hảo tâm
- Lòng tốt (từ Hán Việt)
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).