Ghét của cay, lại rón tay hái ớt
Tìm kiếm "hai kiều"
-
-
Làm thơ, câu đối đóng dấu hai đầu
-
Chín đụn mười trâu, chết cũng hai tay cắp đít
Dị bản
Của giàu tám vạn nghìn tư, chết hai tay cắp lỗ đít
-
Bỏ con, bỏ cháu chớ bỏ hai mươi sáu chợ Trôi
Dị bản
-
Em cầm đôi đũa nhỏ, em gắp hai lửa than đỏ, bỏ vô lư vàng
-
Lấy chồng về Bàu Gõ, nước mắt nhỏ hai hàng
-
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
-
Mười phần chết bảy còn ba, đến khi vua ra chết hai còn một
Dị bản
Mười phần chết bảy còn ba,
Chết hai còn một mới ra thái bình
-
Một đầu trâu, bốn cái râu, hai người kéo
-
-
Úp lá khoai
Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Chạy ra chạy vô
Đứa xách ống điếu
Đứa té xuống sình
Thúi ình chình ngủ.Dị bản
Video
-
Đường ngay thông thống
-
Bốn cái chày đâm
-
Trèo lên cây chanh
-
Tám sào chống cạn
-
Chính giữa cây cầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bốn chân chong chóng
-
Mình đồng da sắt
-
Bốn cây cột dừa
-
Một củ bốn rễ
Chú thích
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Chợ Trôi
- Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
-
- Bàu Gõ
- Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Ống thụt
- Súng đồ chơi của trẻ em, làm bằng ống tre, dùng trái cò ke hoặc trái bồ đề làm đạn (Xem thêm).
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Bài đồng dao này được kết hợp với trò chơi: Trẻ đặt bàn tay úp xuống mặt bằng và được một người đếm, vừa đếm chỉ vào các bàn tay cho đến chữ cuối cùng của bài đồng dao. Tay ai bị trúng vào chữ cuối sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó lại hát và đếm tương tự loại dần, trẻ nào cuối cùng bị loại là người thắng cuộc.
-
- Sứ
- Còn gọi là hoa đại, hoa Champa, rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian, cây đại được cho là nơi trú ẩn của ma, quỷ.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).