Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong.
Tìm kiếm "chiêm bao"
-
-
Anh như con nhạn bơ thờ
-
Chim sa cá lặn
-
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi ta thương vội ít ngày rồi thôi -
Chim bay về núi bơ vơ
Chim bay về núi bơ vơ
Anh ơi chầm chậm mà chờ duyên em -
Chừng nào biển cạn thành ao
Chừng nào biển cạn thành ao
Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình -
Bắc cầu cho kiến bò qua
Dị bản
Bắc cầu cho kiến leo qua,
Ðể cho ai đó qua nhà tôi chơi.
-
Trời xanh dưới nước cũng xanh
-
Lên non tìm ngọc, xuống biển tìm châu
Lên non tìm ngọc, xuống biển tìm châu
Gởi lời bạn cũ đừng sầu
Không mai thì mốt, anh bắc cầu thăm em. -
Tay chiêu đập niêu không vỡ
-
Nhạn đậu cành sung, giương cung bắn nhạn
-
Chừng nào chim nọ lìa cành
Chừng nào chim nọ lìa cành
Cá kia lìa biển anh đành lìa quê -
Chiều chiều én liệng diều bay
Chiều chiều én liệng diều bay
Bâng khuâng nhớ bạn bạn rày nhớ aiDị bản
Chiều chiều én lượn, cò bay
Khoan khoan hỏi bạn, bạn rày nhớ ai?
-
Chim kia vì bởi tham ăn
Chim kia vì bởi tham ăn
Mà vương phải lưới người giăng đấy rồi
Cá kia vì bởi tham mồi
Mà mắc phải lưỡi câu người cắm đây -
Gió bay đôi dải yếm đào
-
Chim tham ăn sa vào vòng lưới
Chim tham ăn sa vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu -
Anh như tán tía tàn vàng
-
Tay chiêu móc niêu chả rồi
Tay chiêu móc niêu chả rồi
-
Chiều như chiều vong
-
Rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Năm người mười chân
Chân gầy chân béo
Chân nào khéo léo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi.
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Nghĩa là chim rơi, cá lặn. Ý này đầu tiên được Trang Tử nói đến. Trang Từ là người đời Chiến Quốc ở Trung Quốc, học thức rất uyên bác. Trong sách Nam hoa kinh, ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy thì lặn vào hang sâu, chim thấy thì bay lên cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối: Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" (chim rơi cá chìm) để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.
Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:
Mặn mà chìm cá rơi chim
(Hoa Tiên)Hay:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung oán ngâm khúc)Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Chiêu
- Bên trái (từ cổ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Lụy
- Chết.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Tía
- Màu tím đỏ.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Vong
- Vong hồn hiện lên nhập vào người sống, nói năng, giao tiếp với người sống, trong nghi lễ gọi hồn.
-
- Chiều như chiều vong
- Chiều chuộng một người nào đó đến mức quá đáng, muốn gì được nấy.