Trăng tròn lên đỉnh ông Bia
Chiều chiều con nhạn bay dìa non cao
Tìm kiếm "cao biền"
-
-
Gối rơm theo phận gối rơm
-
Sông Lam Giang càng ngày càng rộng
-
Phụ mẫu sinh ra có cặp chân mày
-
Sao mà phẳng lặng như tờ
Sao mà phẳng lặng như tờ
Hay là người nghĩ nước cờ thấp cao -
Chân chàng tới cảnh đình trung
-
Đêm đêm làm bạn với đèn
-
Ban đêm oi bức mặt trời
Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời -
Nàng đành, phụ mẫu không đành
-
Bể sâu con cá vẫy vùng
-
Gặp anh, em đố mấy lời
Gặp anh, em đố mấy lời
Gì cao hơn núi gì dài hơn sông?
Cái gì ăn lại no lòng
Cái gì hồng hồng ăn lại đỏ môi?
Cái gì hay ngáp hay ngồi?
Cái gì cầm quạt đứng chơi vỗ đầu?
Cái gì mà nhỏ như sâu?
Cái gì đội đầu, gì lại kéo quân?
Cái gì ngái lại nên ngưn?
Cái gì rất gần mà lại nên xa?
Cái gì có quả không hoa?
Cái gì lắm cánh nở ra đầy cành?
Cái gì mà lại có bành?
Cái gì một mình mà lại có ang?
Cái gì mà lắm quân quan?
Cái gì nên đàn, gì lại nên say?
Cái gì ăn với trầu cay?
Cái gì thấp thoáng đợi ngày xe duyên? … -
Tiếc công anh vạch lỗ chun rào
-
Tay dài, chân ngắn là vui
Tay dài, chân ngắn là vui
Chân cao tay ngắn: ngậm ngùi buồn thương -
Bồ câu bồ các
-
Vè thịt chó
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè thịt chó
Thằng nào chịu khó
Bắt nước cạo lông
Thằng nào ở không
Rang mè rang đậu
Thằng nào muốn nhậu
Thì đặt tiền mua
Thằng nào muốn vô
Thì ngồi chính giữa
Thằng nào ói mửa
Thì đạp xuống sông
Đánh lộn la làng
Cũng vì thịt chó -
Bậu ra ngắm bóng bậu mà coi
-
Vè mốt áo
-
Thứ bảy thời bao cấp
-
Mong cho trúc lại kề mai
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Kim sứt khu đòi luồn chỉ thắm
Chú thích
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Chờm
- Chồm (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Chim hồng
- Còn gọi là chim hồng hộc, tên Trung Quốc của loài ngỗng trời. Là một loài chim bay rất cao, chim hồng thường được dùng làm hình ảnh ẩn dụ trong văn chương Trung Quốc để chỉ khí phách và tài năng của người quân tử.
Chim hồng, chim hộc bay cao được là nhờ ở sáu trụ lông cánh. Nếu không có sáu trụ lông cánh thì chỉ là chim thường thôi (Trần Hưng Đạo).
-
- Xa ngái
- Xa xôi, rất xa. Ngái nghĩa là xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngưn
- Gần.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Ang
- Đồ dùng bằng đất, hình dạng như cái nồi hoặc chậu, dùng để đựng nước hoặc thức ăn cho lợn. Có loại bằng đồng, dùng để đựng trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Lưu Bang
- Hiệu là Hán Cao Tổ, hoàng đế đầu triều Hán của Trung Quốc. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lưu Bang có mũi cao, râu dài giống rồng và có 72 nốt ruồi trên chân trái, thích rượu và gái, tính tình phóng khoáng bao dung. Ông khởi binh chống Tần, tranh thiên hạ với Hạng Vũ (đời sau gọi là Hán-Sở phân tranh hoặc Hán-Sở tranh hùng), sau cùng diệt được Sở, lên ngôi đế vào năm 202 trước Công Nguyên. Nhà Hán do ông lập ra kéo dài hơn bốn thế kỉ, được xem là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là "người Hán," và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là "Hán tự."
-
- Tiêu Hà
- Thừa tướng nhà Hán, cùng với Trương Lương, Hàn Tín được xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba anh hùng hào kiệt nhà Hán), có công rất lớn trong việc bình định nhà Sở, lập nên nhà Hán trong thời kì Hán-Sở tranh hùng.
-
- Lý Bí
- Một tể tướng thời nhà Đường của Trung Quốc (chú ý phân biệt với Lý Nam Đế, vị vua sáng lập triều Lý của nước ta).
-
- Hoắc Quang
- Tên qua đại thần phụ chính dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã phế truất Lưu Hạ và đưa Lưu Tuân (chắt của Hán Vũ Đế) lên ngôi, tức là Hán Tuyên Đế. Ông cùng với Y Doãn thời nhà Thương được xưng tụng là hai đại thần nhiếp chính phế lập vua nhưng được ca ngợi, gọi là chung là Y Hoắc.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Trần Bình
- Tả thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Theo Sử Ký, mỗi khi làng có lễ tế thần xã, Trần Bình thường lãnh việc chia thịt. Ông chia thịt rất cân, những bậc phụ lão thường khen: "Bé con họ Trần chia thịt giỏi đấy." Ông trả lời: "Chà chà! Nếu cho Bình này làm tể tướng cả thiên hạ, thì cũng làm giỏi như chia thịt vậy." Sau ông theo Lưu Bang, nhiều lần hiến kế bình định thiên hạ, lập nên nhà Hán.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Le Mur
- Pháp âm là "lơ-muya," một kiểu áo dài cách tân do họa sĩ Cát Tường (nghệ danh là Le Mur Cát Tường) tung ra vào những năm 1930. Áo Le Mur lấy cảm hứng từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống (gọi là áo "Lê Phổ"), áo Le Mur bớt phổ biến dần.
-
- Bóp phơi
- Cũng đọc trại thành bóp (bót) tơ phơi, từ chữ tiếng Pháp portefeuille, nghĩa là cái ví tiền. Đây cũng là gốc của từ "bóp," được dùng nhiều ở miền Nam.
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Coóc-xê
- Áo ngực của phụ nữ, cũng phát âm là coọc-xê (từ tiếng Pháp corset).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.