Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Thuyền em đi giữa dòng, anh thấy anh thương
Tìm kiếm "Giờ dần"
-
-
Gió đưa bụi trúc ngã quỳ
-
Gió khan thổi cạn ruộng đồng
Gió khan thổi cạn ruộng đồng
Biểu em chậm chậm lấy chồng chờ anh -
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Gió đưa bông lách bông lau
-
Gió đưa chú Tửng từng tưng
-
Gió mưa là bệnh của trời
Gió mưa là bệnh của trời
Ruộng khô nước cạn tại người không lo -
Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ
Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng xin ngủ nhờ một đêm -
Gió thổi re re, cây tre chộ nguyệt
Dị bản
Gió thổi lao rao, lòng anh đau, dạ anh đớn
Gió thổi le re, cây tre chộ nguyệt
Anh thương em, từ biệt chốn này
-
Gió chiều nào, bay theo chiều ấy
Gió chiều nào, bay theo chiều ấy
Trước kia em nói rằng em lấy chồng quan
Sao bây giờ em chẳng hưởng giàu sang
Mà đi phơi nắng, bán than đen sì -
Gió thổi là chổi trời
Gió thổi là chổi trời
-
Gió lao rao, tàu cau nhỏng nhảnh
-
Gió đưa giấy hút về trời
-
Gió đưa bụi chuối te tàu
-
Gió đẩy đưa, tàu dừa đưa đẩy
-
Gió đưa nhỏng nhảnh trái gòn
-
Gió đưa bụi mía tùm lum
-
Gió đưa ông đội về dinh
Gió đưa ông đội về dinh
Bà đội thương tình xách nón chạy theo
Ông đội thì cưỡi con heo
Bà đội thì cưỡi con mèo cụt đuôiDị bản
-
Gió đưa cây cửu lý hương
-
Gió bay đôi dải yếm đào
Chú thích
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Ăng-lê
- Nước Anh hoặc người Anh (từ tiếng Pháp Anglais).
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- A nả
- Xinh đẹp (tiếng Quảng Đông).
-
- Chộ
- Nhạo báng, chọc tức (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Giấy hút
- Loại giấy dùng để quấn (vấn) thuốc hút.
-
- Pơ-luya
- Loại giấy mỏng, dùng để đánh máy. Từ này có gốc tiếng Pháp pelure.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Rẫy
- Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Gòn
- Còn gọi là cây bông gòn, một loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, cho quả hình thoi chứa nhiều sợi bông. Khi quả chín khô và nứt ra, từng túm bông sẽ phát tán theo gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây nhân giống. Bông trong quả gòn được dùng để nhồi nệm, gối và làm bấc đèn.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trùm
- Người đứng đầu một phường hội thời xưa.
-
- Chợ Dinh
- Còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.