Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Nắng hạn đầy nước
Mưa dầm khô rang
Đám cưới đình làng
Kì yên ngoài chợ
Nhà giầu khất nợ
Nhà nghèo cho vay
Đàn bà đi cày
Đàn ông đi cấy
Ghe nổi thì đẩy
Ghe cạn thì chèo
Nuôi chuột bắt mèo
Nuôi heo lấy trứng
Xu xoa thì cứng
Đá núi thì mềm
Trời nắng về đêm
Ban ngày sao mọc
Tìm kiếm "Cưỡi công"
-
-
Xu xoa ít vốn nhiều lời
Xu xoa ít vốn nhiều lời
Anh về bỏ vợ, cưới người xu xoa -
Vì mây nên núi lên trời
Vì mây nên núi lên trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng
Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì tình nên phải đi trăng về mờDị bản
Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng
Vì sương cho núi bạc đầu
Vì cơn gió mạnh cho rầu rĩ hoa
Vì mây cho núi lên cao
Mây còn mờ mịt, núi nhòa mờ xanh
-
Nói chín thì làm nên mười
-
Rượu nào rượu lại say người
Rượu nào rượu lại say người
Bớ người say rượu, chớ cười rượu say! -
Buồn thay số kiếp con người
Buồn thay số kiếp con người
Cơm ăn không đủ, nụ cười ốm nhom -
Chém tre mẻ rựa chàng ơi
-
Tới đây lạ xứ lạ người
Tới đây lạ xứ lạ người
Trăm bề nhẫn nhịn, đừng cười tôi quê -
Đem thân che nắng cho người
-
Tiếng đồn anh học chữ nghĩa Kinh Thi
-
Ông giẳng ông giăng
-
Nhác trông thấy bóng một người
-
Đông Loan nói tức để chơi
-
Trông trời cho đến tháng mười
-
Trời mưa
Trời mưa
Dưa tốt
Hột nảy mầm
Đầm ruộng
Muống leo
Bèo nổi
Ổi thơm
Cơm trắng
Nắng cười
Người hí hí -
Thân em mười sáu tuổi đầu
Thân em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người
Nói ra sợ chị em cười
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay
Tối về đã mấy năm nay
Buồn riêng thì có, vui rày thì không
Ngày thời vất vả ngoài đồng
Tối về thời lại nằm không một mình
Có đêm thức suốt năm canh
Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò -
Con ơi con nín đi con
-
Khoe khoang có một phần rùng
-
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về -
Người ta đúc tượng làm chùa
Người ta đúc tượng làm chùa
Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin sư bác chớ cười
Vì em làm giấy cho người chép kinh
Chú thích
-
- Cầu an
- Cũng gọi là kì yên, một nghi lễ của Phật giáo. Lễ cầu an (cầu cho an bình) có mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng, tránh mọi bệnh hoạn, tai họa và nghiệp báo.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Giại
- Tấm đan bằng tre dựng trước hiên nhà để che mưa nắng, thường thấy ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hè
- Nhỉ (phương ngữ Trung Bộ). Như lạ hè (lạ nhỉ), hay hè (hay nhỉ)...
-
- Hổ ngai
- Hổ ngươi, mắc cỡ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tỉnh, sứ, huyện, nha
- Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
-
- Phủ
- Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
-
- Đọc trại từ "con hạc".
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đông Loan
- Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thờn bơn
- Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.
-
- Rùng
- Loại lưới đánh bắt cá có cấu tạo dạng tường lưới, chiều cao tường lưới phải lớn hơn độ sâu nước, sao cho giềng chì luôn sát đáy và giềng phao luôn nổi trên mặt nước. Lưới bao vây một vùng nước và kéo lưới lên bờ hoặc lên thuyền để thu cá.