Tức mình cũng cứ dửng dưng
Chớ đừng liếc xéo, cũng đừng cười khinh
Tìm kiếm "Cưỡi công"
-
-
Em ơi ở lại đừng phiền
Em ơi ở lại đừng phiền,
Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em -
Phụ mẫu đánh tôi, căng nọc giăng nài
-
Anh đi bộ tướng oai phong
Anh đi bộ tướng oai phong
Nếu không biết chữ, chớ hòng cưới em -
Khốn nạn thay nhạn ở với ruồi
-
Anh đi anh nhớ Tháp Mười
Dị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trời mưa trong núi mưa ra
-
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Cực em, em chịu bạn cũ ơi đừng phiền
Cà lùi, bí luộc, măng chiên
Giàu nghèo tự số, nợ duyên tự trời. -
Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
-
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười -
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cườiDị bản
Em ngã thì chị phải nâng
Đến khi chị ngã, em bưng miệng cười
-
Anh ơi anh ở lại nhà
Anh ơi anh ở lại nhà
Đừng đi ăn chực, người ta chê cười -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ bấm chớ nháy, người ta chê cườiDị bản
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ có liếc lại, người ta biết tìnhYêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
-
Đêm nay trăng sáng như gương
-
Mãn mùa, vịt lội về Gieo
-
Bánh gì người thích người ăn
-
Cây tre non chẻ lạt chàng ơi
-
Bức chi vội lấy chồng non
Bức chi vội lấy chồng non
Sớm chồng tổn thọ, muộn con bạn cười -
Ru con nhớ mấy lời quê
-
Mang danh là gái có chồng
Mang danh là gái có chồng
Mười đêm em những nằm không cả mười
Nói ra thì sợ chúng bạn cười
Má hồng đỏ quá thiệt đời xuân xanh
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căng cọc giăng nài
- Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.
-
- Ma trơi
- Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.
Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười
(Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Mỹ An
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bình Thạnh
- Địa danh trước tên là Cồn Dâu thuộc tỉnh Kiến Phong cũ, nay là một xã cù lao thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Nha Mân
- Vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tương truyền, khi bại trận Rạch Gầm-Xoài Mút, trước khi tháo chạy ra đảo Phú Quốc, Nguyễn Ánh đã bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ. Sau đó, các cung phi sắc nước nghiêng thành này đã lấy các chàng trai ở đất Nha Mân. Chính vì vậy, con gái Nha Mân tuy xuất thân từ nông dân nhưng đều có nhan sắc. Đầu thế kỉ 20, nghe danh gái Nha Mân, vua Cao Miên cũng tìm sang kiếm vợ.
-
- Lõ
- Lọ, nhọ.
-
- Bòn bon
- Một loại cây cho trái ăn được, mọc nhiều ở các vùng rừng núi Quảng Nam (nơi bòn bon còn được gọi là lòn bon). Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.
-
- Có bản chép: Trái bồ hòn.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Đững
- Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).