Lỗi căn duyên như đờn lỗi nhịp
Biết bao giờ cho hiệp phụng loan
Tìm kiếm "bao điều"
-
-
Núi cao sông hãy còn dài
-
Ghét châm chích dệt thêu
Ghét châm chích dệt thêu
Thương thấp cao bào chữa -
Nhà còn một cụm thung huyên
-
Làm sao hiệp mặt đôi ta
-
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Hay là ta hãy làm thân
Ðể anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!Dị bản
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Ước gì anh được ở gần
Để anh nhuộm hộ, thấm nhuần lòng anh
-
Từ khi em về làm dâu
Từ khi em về làm dâu
Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi
Nhịn ăn, nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo nên cột nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà
Đi chợ thì chớ ăn quà
Về chợ thì chớ rề rà ở trưa
Dù ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối: con thơ em về -
Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn
Dị bản
Cây đa cũ, con yến rũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu
-
Giúp người trải mấy nghìn thu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em đừng khinh quân tử nhỏ nhoi
-
Đừng ham hốt bạc ghe chài
-
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta về ta bảo mẹ cha sang mời -
Trách anh sao vội ra về
Trách anh sao vội ra về
Để cho giông bão ê chề trong em -
Hỡi anh áo trắng quần là
Hỡi anh áo trắng quần là
Sao anh không bảo mẹ già nhuộm thâm.
Ví dù áo ấy em cầm
Thì em sẽ nhuộm màu thâm, màu vàng.
Vạt áo em nhuộm màu vàng
Vạt con em cũng nhuộm vàng cho anh.
Bốn nách kết đôi trường linh
Đôi tay em kết chim xinh rõ ràng.
Ngày mai anh ra ngoài làng
Cho lắm kẻ ngắm, cho làng xóm trông. -
Cởi cái thương trả phắt
Cởi cái thương trả phắt
Cắt cái nhớ cho rồi
Bao nhiêu lời nói những hồi
Bỏ vô nồi nấu, sôi rồi đổ đi -
Chàng đề phú thiếp đề thơ
-
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Những thương cùng nhớ bao giờ cho nguôi -
Cầm hơi miếng bánh đúc vôi
-
Tôi thương người ấy nhiều nhiều
Tôi thương người ấy nhiều nhiều
Người ấy thương lại bao nhiêu mặc lòng -
Tay bưng hộp thiếc
Tay bưng hộp thiếc
Lòng anh chí quyết
Cha mẹ bảo đừng
Chờ cho cha mẹ bảo ưng
Phải chi hồi đó ta đừng biết nhau
Chú thích
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Câu ca dao này nói về mối hận thù của Sơn Tinh đối với Thủy Tinh trong truyền thuyết.
-
- Thung huyên
- Cây thung và cỏ huyên, tượng trưng cho cha mẹ. Xem thêm Nhà thung và Huyên đường.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Xà gồ
- Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xoi
- Đào, xới, làm cho thông, cho thoáng.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Trường linh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trường linh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.