Bờ tràm ngay thẳng, sao anh dậm cẳng kêu trời?
Chiếc Cầu Đôi còn có nhịp, sao anh chẳng có lời mối mai?
Tìm kiếm "Cầu Tràng tiền"
-
-
Khi nhỏ loài cá, lớn hóa ra chim
-
Mình tròn trùn trụn
-
Quê em ở chốn rừng xanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái gì chỉ có một đầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gặp nhau đây bất luận đêm ngày
-
Hai người ở hai buồng
-
Trước sơn thủy, hai bên giáo đóng
-
Bốn anh cùng chung một nhà
-
Mẹ thì đứng ở ngoài sân
-
Mình vàng lại mặc áo vàng
-
Mặt như cái thớt, mình như cái mai
-
Giữ gìn bờ cõi cho ai
-
Mỏng vỏ, nhỏ xơ, tơ lòng, trong ruột
-
Bốn cô mới đào tạo ra
-
Một đôi mà ở hai nhà
-
Lòng em cay đắng quanh năm
-
Trăm đàng, ngàn ngõ, muôn dân
-
Ba người bốn lưỡi mười chân
-
Đông Ngô, Gia Cát đánh lộn nhau
Chú thích
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Cầu Đôi
- Tên chung của hai cây cầu nhỏ song song nhau ở xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cầu nay không còn, nhưng vẫn còn địa danh chợ Cầu Đôi, bùng binh Cầu Đôi, bưu điện Cầu Đôi...
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Hạ bạn
- Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
-
- Bất luận
- Không kể.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Câu thành ngữ này miêu tả cau Nam Phổ.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Đông Ngô
- Một trong ba nước tạo thế chân vạc trong thời kì Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người đặt nền móng cho Đông Ngô là Tôn Kiên, một tướng nhà Hán từng tham gia liên minh chống Đổng Trác. Đông Ngô tồn tại từ năm 222 đến năm 280 thì mất vào tay nhà Tây Tấn.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ở nước ta chính là chống lại ách đô hộ của Đông Ngô.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.