Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Người xưa để lại bài vè gái hư
Nấu cơm bữa thiếu bữa dư
Bữa sống bữa khét bữa như cháo bồi
Đụng đâu cũng lết vào ngồi
Lấm lem vạt áo như nùi giẻ lau
Quần thì ống thấp ống cao
Đầu bù tóc rối tào lao suốt ngày
Ngồi lê đôi mách thật tài
Sáng thì đôi chối chiều thì phân bua
Tính tình quạu quọ câu mâu
Gặp trai cọ vế ngoẹo đầu múa may
Người thì lúc lắc lúc lay
Hở hang mất nết nhướng mày vảnh môi …
Tìm kiếm "Cầu Tràng tiền"
-
-
Truyện Kiều anh học đã lâu
-
Anh về dỡ gỗ đa đa
-
Hồi hôm giờ hò hố binh linh
-
Thuyền anh đà đến bến anh ơi
-
Truyện Kiều anh giảng đã tài
-
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu -
Truyện Kiều em đã kể làu
– Truyện Kiều em đã kể làu
Đố em kể được một câu ba càng
Kể sao cho được rõ ràng
Mảnh hương với lại phím đàn trao tay
Bấy lâu mới được một ngày
Dừng chân anh đố niềm tây gọi là
Nhân tình trong đạo chúng ta
Yêu nhau mới đố một và câu chơi
Em khôn anh mới thử lời
Em mà giảng được là người tài hoa
– Lạ gì đôi lứa chúng ta
Anh đố em giảng mới là mưu sâu
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài
Em nay phận gái nữ hài
Anh đố em giảng một bài đã xong
Xin anh đừng có đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình
Anh đố em mà làm thinh
Thì anh lại bảo gái trinh không tài
Bây giờ em đố một bài
Anh mà giảng được dây hài xin trao
Truyền Kiều kể lại tiêu hao
Một câu anh kể làm sao hết Kiều
– Em đố anh lại giảng ra
Anh giảng chẳng được người ta chê cười
Dây hài của đáng mấy mươi
Bây giờ anh giảng em thời đem ra
Trăm năm trong cõi người ta
Mua vui cũng được một vài trống canh -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
-
Quận Tuy Hoà có hòn Tháp Nhạn
-
Muốn lấy con tao
-
Vè con gái làng Sấu
Con gái làng Sấu
Hay cấu hay cào
Cấu ra bờ rào
Cấu vào chuồng lợn
Nào ai có tợn
Lấy gái làng này?
Nó vác cả cày
Ra đồng nó cấu
Nó vác cả đấu
Ra đồng nó đong
Nó vác cả nong
Ra đồng nó quạt
Nó vác cả tháp
Ra đồng nó xây
Nó gói cả mây
Bỏ trong giỏ nó
Nó thắt khăn đỏ
Nó múa gươm thần … -
Ai lên tôi gửi lại lời
-
Mười giờ quan đã ăn xong
Mười giờ quan đã ăn xong
Cậu bồi cậu bếp đi rong phố phường
Hầu bao rủng rỉnh bạc vàng
Đồng hồ quả quýt, nhẫn vàng đeo tay
Lược ngà, khăn nhiễu, giày Tây
Che ô lục soạn, thắt dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Ngỡ được chúng thấy, chạy theo chuyện trò
Chuyện rồi chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc, cậu cho mấy hào -
Nhất vui là chợ Ma Phường
-
Vè hoa
Tháng giêng nắng lắm
Nước biển mặn mòi
Vác mai đi xoi
Là bông hoa giếng
Hay bay hay liệng
Là hoa chim chim
Xuống biển mà chìm
Là bông hoa đá
Bầu bạn cùng cá
Là đá san hô … -
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
-
Chị kia bới tóc đuôi gà
Chị kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
– Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Ngó qua nhà trống bên sông
Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi -
Ngó lên Đất Đỏ nhiều bắp, nhiều khoai
-
Hoa ơi hoa nở làm chi
Chú thích
-
- Cháo bồi
- Một món cháo dân dã, nấu cùng với bột bán, bẹ môn xắt khúc, tôm tươi lột vỏ, giò heo...
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Nhà lẫm thượng
- Nhà có lẫm (đồ quây kín có mái che, dùng để chứa thóc hoặc ngũ cốc) ghép bằng ván, kê cao.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Lương Văn Chánh
- Tên một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng, có công lớn với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Nhân dân tôn ông làm Thành hoàng và hằng năm tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ ông.
-
- Hời
- Biến âm từ chữ H'roi hay Hờ Roi, cách người Kinh trước đây gọi một bộ lạc người Chăm sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, sau mở rộng ra chỉ dân tộc Chăm. Do người H'roi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, nên tên gọi Hời mang ý nghĩa khinh miệt.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Noi
- Đi (từ cổ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Và
- Vài.
-
- Bài ca dao này sử dụng một số câu hoặc từ trong Truyện Kiều, ví dụ:
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa (câu 740)
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài (câu 99 đến câu 104)
-
- Phận nữ hài
- Phận đàn bà con gái.
Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
(Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa – Á Nam Trần Tuấn Khải)
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Danh lam
- Nghĩa gốc nghĩa là "nơi chùa chiền (nơi thờ Phật) nổi tiếng," thường được dùng với thắng cảnh để chỉ chung những cảnh đẹp.
-
- Sơn Hoà
- Địa danh nay là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Phú Yên.
-
- Đồng Xuân
- Địa danh nay là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, có nhiều dãy núi cao, là căn cứ của nhiều thủ lĩnh thuộc phong trào Cần Vương.
-
- Tuy An
- Địa danh nay là một huyện nằm ven biển tỉnh Phú Yên, phía bắc giáp thị xã Sông Cầu và Đồng Xuân, phía tây là huyện Sơn Hòa, phía nam là thành phố Tuy Hòa, phía đông là biển Đông. Tại đây có đầm Ô Loan (trước đây là cửa biển, nay bị bồi lấp), một đầm nước lợ lớn có tiềm năng kinh tế và du lịch của tỉnh.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Đông Sấu
- Cũng gọi là làng Sấu, địa danh nay là một thôn thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Sở cầu như ý
- Được như mong muốn. Cụm từ này thường được dùng khi cầu xin với thần Phật. Cũng đọc là như ý sở cầu.
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Bồi
- Người hầu hạ, giúp việc, thường là nam giới nhỏ tuổi. Từ này có gốc là phiên âm của từ tiếng Anh boy.
Biết thân, thuở trước đi làm quách,
Chẳng kí, không thông, cũng cậu bồi!
(Than nghèo - Tú Xương)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Lục soạn
- Thứ lụa mỏng, trơn, xưa hay dùng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng
(Phú hỏng khoa Canh Tý - Tú Xương)
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Xoi
- Đào, xới, làm cho thông, cho thoáng.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Chim chim
- Loại cây như dú dẻ, hoa thơm, trái hình rẻ quạt như nhánh chuối, nhưng rất nhỏ, hạt to, khi chín màu đỏ, ăn có vị ngọt.
-
- Sen đá
- Cũng gọi là cây hoa đá, một loại cây cây thân cỏ, nhiều nước, xanh quanh năm, thường được trồng làm cảnh. Phần lá phía trên dày, xếp thành hình tròn giống như hoa sen.
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Đất Đỏ
- Tên một con đèo cao gần 700m thuộc cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Đồng Dài
- Địa danh nay thuộc huyện Đồng Xuân, một huyện miền núi Tây Bắc của tỉnh Phú Yên.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đồng Cọ
- Vùng núi nay thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ở đây có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo, gọi là mưa Đồng Cọ.
-
- Bạch canh, áo già
- Hai giống lúa được gieo trồng ở tỉnh Phú Yên. Sách Tổng quan Phú Yên, phần 3 (Kinh tế) có viết: "Theo thống kê vụ tháng 8-1937 của Trạm nông nghiệp Phú Yên (cơ sở thực nghiệm) các giống lúa đưa vào gieo trồng gồm: Áo già, bạch canh, ba trăng, bông giang..."
-
- Phú Điền
- Tên một làng nay thuộc xã An Hoà, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Phú Cốc
- Tên một ngọn đèo phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đèo cao, ngày trước có nhiều cọp, beo.
-
- Tự vẫn
- Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.