Tìm kiếm "Ông huyện"

Chú thích

  1. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Câu mâu
    Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
  4. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  5. Sỏ
    Đầu gia súc khi đã làm thịt.
  6. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  7. Lụt hăm ba tháng mười
    Một cơn lụt (nước lớn) thường xảy ra vào khoảng thời gian này ở hầu hết các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. Đây thường là trận lụt cuối cùng trong năm.

    Lụt lội

    Lụt lội

  8. Cá phèn
    Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.

    Cá phèn kho

    Cá phèn kho

  9. Để tiết kiệm, người ta thường kho cá phèn thật mặn, ăn đỡ tốn cơm.
  10. Chữ thiên 天 (trời) "đội mũ" thì thành chữ phu 夫 (chồng). "Xin một tấm" vì vậy nghĩa là "xin một tấm chồng."
  11. Chữ giả 者 nhìn giống như chữ thổ 土 (đất) có nét xiên (như đang vác cây tre) ở trên và chữ nhật 日 (mặt trời) ở dưới.
  12. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  13. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  14. Nhà trò
    Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
  15. Me
    Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  16. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  17. Mạn
    Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Cát Ngạn
    Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
  19. Hạ giới
    Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
  20. Tườu
    Con khỉ, dùng với ý bỡn cợt, mắng, rủa.
  21. Ba năm hai mươi bảy tháng
    Thời hạn vợ để tang chồng. Theo Thọ gia mai lễ, con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng ba năm, đời sau rút lại thành hai năm ba tháng, gọi là đại tang.
  22. Thắt cười
    Mắc cười, buồn cười (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Bận
    Mặc (quần áo).
  24. Tiều phu
    Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
  25. Bò nhọt
    Một loại kiến đen, cắn rất đau.
  26. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  27. Chả
    Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.

    Chả quế

    Chả quế

  28. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  29. Cai
    Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
  30. Trấu
    Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.

    Trấu

    Trấu