Lạ thay nết nói nết cười
Nết sao lại khiến cho người muốn thương
Tìm kiếm "thày u"
-
-
Tiếc thay cái tấm lụa đào
-
Thương thay thân phận trái dừa
-
Thương thay con nhạn giữa trời
-
Thương thay chín chữ cù lao
-
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Dị bản
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Hại thay cho kẻ cầm vồ đập săngThương thay cho kẻ quạt mồ
Ghét thay cho kẻ cầm vồ tháo nêm
-
Thương thay cho kiếp dã tràng
-
Thương thay con hến, con sò
Thương thay con hến, con sò
Nắng mưa chịu vậy, biết bò đi đâu? -
Buồn thay số kiếp con người
Buồn thay số kiếp con người
Cơm ăn không đủ, nụ cười ốm nhom -
Đừng thấy miếu rách mà khinh
-
Ếch thấy hoa thì vồ
Ếch thấy hoa thì vồ
-
Tiếc thay hòn đá thắm dầm
Tiếc thay hòn đá thấm dầm
Anh đi kén vợ anh nhầm anh ơi
Thiếu gì hoa nở giữa trời
Mà anh lại nhặt hoa rơi giữa đường -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con
-
Lắm thầy thối ma
Lắm thầy thối ma
-
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
-
Anh thấy em xấu dạng hữu tài
-
Em thấy anh có một mẹ già
Em thấy anh có một mẹ già
Để em vô phụ trong nhà được không? -
Lịch thay địa cuộc Trà Ôn
-
Chữ thầy trả thầy, bút trả hàng xén, giấy nay phất diều
-
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Chú thích
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Bài ca dao này nhắc chuyện Trang Tử - triết gia nổi tiếng Trung Quốc sống vào khoảng 365–290 trước Công Nguyên. Một hôm, Trang Tử dạo chơi, lúc đi ngang qua nghĩa địa, thấy một người đàn bà đang ngồi quạt nấm mồ còn ướt. Ông lấy làm lạ hỏi ra thì được biết người đàn bà ấy chồng chết sớm chôn tại đây. Trước lúc chết, chồng có trăng trối nếu sau này muốn tái giá hãy đợi đến khi mộ xanh cỏ. Nay có người đến hỏi, nàng muốn tái giá nhưng vì trời mưa, mộ còn ướt, nên phải quạt cho mau khô để kịp thời gian lấy chồng. Trang Tử dùng phép thuật quạt giùm mấy cái, tự nhiên mộ khô ráo, cỏ mọc xanh um. Thiếu phụ mừng rỡ, lạy tạ, tặng Trang Tử chiếc quạt rồi bỏ đi. Về nhà, ông kể lại cho vợ là Điền thị nghe, Điền thị liền xé chiếc quạt hết lời chê bai người đàn bà kia. Ông không nói gì. Mấy hôm sau đột nhiên Trang Tử lăn ra chết. Thây còn đang được quàng trong nhà. Vợ ông khóc lóc kể lể, lúc nào cũng đầm đìa nước mắt. Ðến ngày thứ hai, bỗng có một thanh niên xưng là học trò của Trang Tử ở xa đến thăm thầy, xin điếu tang và ở lại lo việc ma chay. Điền thị thấy chàng thanh niên đẹp trai, đem lòng yêu mến. Đến nửa đêm, chàng rên rỉ quằn quại kêu đau bụng dữ dội. Điền thị lo sợ, hỏi cách chạy chữa và được biết chỉ cần lấy óc người sống hoặc mới chết chưa quá trăm ngày ngâm rượu uống sẽ khỏi ngay. Thị không ngần ngại lấy búa đập quan tài định bửa sọ chồng làm thuốc cho tình nhân. Nắp quan vừa mở, bỗng thấy Trang Tử ngồi dậy, chàng thanh niên cũng biến đâu mất. Điền thị xấu hổ quá bèn tự tử chết.
-
- Dã tràng
- Còn gọi là dạ tràng, một loài giáp xác nhỏ giống con cáy sống ở bãi cát ven biển, hàng ngày vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, nhưng khi thủy triều lên lại đánh tan hết. Đọc thêm về sự tích con dã tràng.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Xấu dạng hữu tài
- Vẻ ngoài xấu xí nhưng có tài năng.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Nguyễn Văn Tồn
- (1763–1820) Một danh tướng nhà Nguyễn, có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang) và giúp dân nhiều vùng trong hai tỉnh Vĩnh Long-Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng. Ông nguyên gốc người Khmer, có tên là Thạch Duồng hay Thạch Duông, nhờ lập nhiều công lớn mà được chúa Nguyễn Ánh ban cho tứ danh là Nguyễn Văn Tồn, về sau lại được phong hàm Thống chế, lãnh chức Điều bát nhung vụ (nên được gọi là Thống chế Điều bát). Mùng 4 tháng Giêng năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long). Tại đây vẫn còn đền thờ ông.
-
- Lưu tồn
- Còn lưu lại, giữ gìn được (từ Hán Việt).
-
- Hàng xén
- Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)