Tìm kiếm "Bắc cầu"
-
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Than rằng : nhà bạt, cửa gai
-
Anh chê em khó, lui về đó lấy giàu sang
-
Anh may cho em một cái quần lãnh trắng
– Anh may cho em một cái quần lãnh trắng
Cái kẹp tóc ngắn, cái khăn nhiễu dài
Bây chừ em đã nghe ai,
Một quần lãnh trắng, một kẹp tóc ngắn, một khăn nhiễu dài em trả lại đây.
– Hồi khi tê, anh đi lên anh ăn,
Hồi khi mô, anh trở xuống anh uống.
Nay bây chừ, anh trở chứng nhỏ nhen.
Thịt heo rừng ướp sả xào lăn,
Bao nhiêu quần, kẹp với khăn tôi trừ rồi. -
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm nay anh lại hững hờ với em -
Một rằng đợi, hai rằng chờ
-
Ba trăng là mấy mươi hôm
-
Đĩa bằng thau, con tôm càng dựng đứng
-
Chưa được thì khấn một trâu
Chưa được thì khấn một trâu
Được rồi thì có trâu đâu cho bà -
Chưa khỏi rên đã quên thầy
Chưa khỏi rên đã quên thầy
-
Chưa được thì hứng bằng rá
-
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Có tiền thì chúng xưng hùng xưng vương -
Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
-
Khi xưa anh ở cùng ai
-
Lòng anh còn đợi còn chờ
Lòng anh còn đợi còn chờ,
Sao em dứt nghĩa bao giờ không hay. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn Hà Bắc, cặc Hải Hưng
-
Cha tiền, mẹ bạc
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
-
Ăn Bắc, mặc Kinh
Dị bản
Ăn Bắc, mặc Nam
Chú thích
-
- Buồm bê
- Buồm bị gió tạt.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Nhà bạc
- Nhà lợp cỏ. Cách nói nhà bạc cửa gai (thường bị chạnh thành nhà bạt cửa gai) dùng để chỉ nhà nghèo.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Tôm he
- Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
- Dùng tiền để buôn bán làm ăn (tiền ra cửa) thì mới sinh thêm lời (tiền đẻ).
-
- Thuyền hai
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thuyền hai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Hà Bắc
- Một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nay là hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
-
- Hải Hưng
- Một tỉnh cũ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nay là hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
-
- Cha tiền, mẹ bạc
- Chỉ cha mẹ giàu có, là nơi cậy nhờ của con cái.
-
- I tờ
- Xem Bình dân học vụ.
-
- Bài ca dao này là một phiên bản hiện đại của bài "Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường."
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.